Thủ tục chấp thuận hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại vùng 1 năm 2024 như thế nào? Có bao nhiêu vùng hoạt động vui chơi dưới nước?
Thủ tục chấp thuận hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại vùng 1 năm 2024 như thế nào?
Ngày 23/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2024/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định thủ tục chấp thuận hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại vùng 1 như sau:
(1) Hồ sơ: (01 bộ hồ sơ, mỗi loại 01 bản)
- Bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 48/2019/NĐ-CP; Tại đây
- Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử sơ đồ vị trí thiết lập báo hiệu hoặc sơ đồ vị trí thiết lập phao và cờ hiệu;
- Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử phương án bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
(2) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải;
- Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải gửi văn bản (kèm theo một bộ bản sao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều Điều 10 Nghị định 48/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 19/2024/NĐ-CP) đến Chi cục Đường thủy nội địa khu vực nếu vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, Cảng vụ hàng hải khu vực nếu vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước nằm trên vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải để lấy ý kiến;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ hàng hải khu vực có văn bản trả lời.
Hết thời gian quy định mà không có văn bản trả lời, coi như Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ hàng hải khu vực đồng ý chấp thuận hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 1 theo đề nghị của tổ chức, cá nhân;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Chi cục Đường thủy nội địa khu vực hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực, hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục chấp thuận hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại vùng 1 năm 2024 như thế nào? Có bao nhiêu vùng hoạt động vui chơi dưới nước? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước là vùng nước mà phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước được phép hoạt động trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về vùng hoạt động vui chơi và giải trí dưới nước như sau:
(1) Thứ nhất vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 02 vùng:
Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải;
Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát.
(2) Thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước:
- Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quyết định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 1;
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2.
=> Như vậy, theo quy định trên thì có 02 vùng hoạt động vui chơi giải trí dưới nước là vùng 01 và vùng 02
Phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước cụ thể như sau:
- Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định 48/2019/NĐ-CP, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
- Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước
+ Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe;
+ Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định;
+ Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí;
+ Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?