Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài?
- Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Ai có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam?
Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục I Phần II Quyết định 3278/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài ở trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài gửi hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Cơ quan, đơn vị, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định cho phép văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.
Quyết định chấm dứt phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
(2) Cách thức thực hiện:
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
+ Phương án chấm dứt hoạt động trong đó nêu rõ các biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động và phương án giải quyết tài chính, tài sản.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
(4) Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài.
(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
(8) Lệ phí:
Không.
Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài? (Hình ảnh Internet)
Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
...
2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong quyết định cho phép thành lập;
b) Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;
c) Quyết định cho phép thành lập bị thu hồi vì không hoạt động trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc 03 tháng kể từ ngày được gia hạn;
d) Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;
đ) Có những hoạt động trái với nội dung của quyết định cho phép thành lập;
e) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp:
(1) Hết thời hạn ghi trong quyết định cho phép thành lập;
(2) Theo đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;
(3) Quyết định cho phép thành lập bị thu hồi vì không hoạt động trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc 03 tháng kể từ ngày được gia hạn;
(4) Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;
(5) Có những hoạt động trái với nội dung của quyết định cho phép thành lập;
(6) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý:
- Trường hợp văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 61 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
- Quyết định chấm dứt hoạt động phải xác định rõ lý do chấm dứt hoạt động, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Ai có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện như sau:
Chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
1. Người có thẩm quyền cho phép thành lập thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép thành lập thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam cụ thể tại Điều 57 Nghị định 86/2018/NĐ-CP là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không xuất trình sổ kế toán xác định số tiền thuế phải nộp không?
- Khảo sát hiện trạng công trình là gì? Nhà thầu thực hiện khảo sát có được từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát?
- Nghị định 162/2024 về điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
- Hướng dẫn CSGT giám định chuyên môn, định giá thiệt hại tài sản theo Thông tư 72 như thế nào?
- Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?