Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thực hiện thế nào?
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thực hiện thế nào?
Ngày 05 tháng 3 năm 2024, Bộ Công thương ban hành Quyết định 469/QĐ-BCT 2024 công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại được quy định tại Nghị định 14/2024/NĐ-CP.
Theo đó, thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Tổ chức Xúc tiến thương mại nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.
(2) Cấp lại Giấy phép
- Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (theo quy định tại điểm a khoản 1a Điều 28 Nghị định 28/2018/NĐ-CP, được bố sung tại điểm a khoản 3 của Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP), cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp lại Giấy phép cho tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
Giấy phép được cấp lại trong trường hợp này có thời hạn trùng với thời hạn của Giấy phép bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
- Khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại điểm b khoản 1a Điều 28 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP (được bố sung tại điểm a khoản 3 của Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP), cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng đại diện đang đặt trụ sở xin ý kiến về việc cấp lại Giấy phép.
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng đại diện đang đặt trụ sở trả lời bằng văn bản không quá 14 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Thời hạn cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại điểm b khoản 1a Điều 28 Nghị định 28/2018/NĐ-CP là 26 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, trường hợp không cấp cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời trả lại bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã nộp theo hồ sơ đề nghị cấp lại.
Giấy phép được cấp lại trong trường hợp này có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài trong trường hợp pháp luật của nước mà tổ chức đó thành lập có quy định thời hạn giấy phép thành lập.
(3) Gửi bản điện tử của Giấy phép đã được cấp lại:
Sau khi cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, cơ quan cấp Giấy phép gửi bản điện tử của Giấy phép đã được cấp lại cho các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 26 Nghị định 28/2018/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP).
Theo đó, tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện sẽ được cấp lại Giấy phép trong thời hạn 14 ngày hoặc 26 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ tùy thuộc vào từng trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép.
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Quyết định 469/QĐ-BCT 2024 nêu rõ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam gồm những thành phần như sau:
- Trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác quy định tại điểm a khoản 1a Điều 28 Nghị định 28/2018/NĐ-CP, được bố sung tại điểm a khoản 3 của Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP:
01 văn bản đề nghị Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP
- Trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác quy định tại điểm b khoản 1a Điều 28 Nghị định 28/2018/NĐ-CP, được bố sung tại điểm a khoản 3 của Điều 1 Nghị định 14/2024/NĐ-CP:
+ 01 văn bản đề nghị Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến chuyển trụ sở Văn phòng đại diện đến cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP;
+ Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam đang còn thời hạn hoạt động ít nhất 60 ngày;
+ Tài liệu chứng minh đã thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở của Văn phòng đại diện và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về việc chuyển trụ sở của Văn phòng đại diện đến tỉnh, thành phố khác.
Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải nộp hồ sơ có thành phần khác nhau.
Cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thế nào?
Theo Quyết định 469/QĐ-BCT 2024 cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
- Trực tiếp tại trụ sở Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Người nộp đơn phải có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền của Văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài.
- Thông qua dịch vụ bưu chính.
- Nộp trực tuyến các thành phần hồ sơ điện tử có giá trị pháp lý qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
Theo đó, có ba cách thức để tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài nộp nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm: nộp trực tiếp, nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nộp trực tuyến qua qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
Nghị định 14/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?