Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
- Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
- Trách nhiệm trong quản lý kiểm định máy móc thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động?
- Mức xử phạt không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?
Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Ngày 22/10/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Theo đó, tại mục 5 phần II Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024 có hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng như sau:
Trình tự thực hiện:
- Cá nhân có nhu cầu cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng gửi hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ đến Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng, địa chỉ số 37 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp lại Chứng chỉ cho kiểm định viên. Trường hợp không cấp lại chứng chỉ kiểm định viên phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ phận Một cửa của Bộ Xây dựng.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
+ Bản gốc Chứng chỉ đã được cấp;
+ Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
+ 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
+ Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
+ Kết quả sát hạch trước khi cấp lại.
- Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
+ 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
- Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
+ Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;
+ Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp kiểm định viên không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên, thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định;
+ 02 ảnh màu cỡ 3x4 của người đề nghị cấp lại Chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lệ phí, phí: không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên (Mẫu số 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 04/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu số 03
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên có bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên hết hạn hoặc bị mất, bị hỏng, bị thu hồi.
Trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ kiểm định viên mà cá nhân đề nghị cấp lại, chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.
Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984? (Hình từ internet)
Trách nhiệm trong quản lý kiểm định máy móc thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động?
Về trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với kiểm định máy móc thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Điều 33. Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1. Các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo phạm vi như sau:
a) Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, đê điều;
c) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông;
d) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
đ) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
e) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ;
g) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các loại máy, thiết bị sử dụng trong phát thanh, truyền hình;
h) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng;
i) Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
k) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản này.
...
Theo đó, các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc kiểm định máy móc thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo phạm vi như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mức xử phạt không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.
5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.
...
Theo đó, trường hợp không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt hành chính tương ứng với số lượng máy móc, thiết bị, vật tư không được bảo trì theo quy định trên.
*Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?