Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào?
- Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào?
- Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh bao gồm những gì?
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke là gì?
Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ tiểu mục 34 Mục A Chương II Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 thì thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự:
- Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngàylàm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làmviệc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện theo quy định và cấp Giấy phép (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự nào?
Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 34 Mục A Chương II Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 thì thành phần trong hồ sơ cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cấp tỉnh bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019).
(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định như thế nào?
Hiện nay đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định tại Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke: tại đây.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định 144/2020/NĐ-CP) và Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
1. Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
2. Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
3. Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
4. Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Theo đó, về trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định bao gồm:
- Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
- Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Tuân thủ quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
- Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?