Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 trong những trường hợp nào?
- Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 trong những trường hợp nào?
- Trình tự thực hiện thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu?
- Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc cơ quan?
Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:
+ Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng nguy hiểm;
+ Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
+ Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
Như vậy, thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong 04 trường hợp nêu trên.
Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 trong những trường hợp nào? (Hình ảnh Internet)
Trình tự thực hiện thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
- Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
+ Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
+ Khi cơ quan cấp Giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 20 Nghị định 34/2024/NĐ-CP dẫn đến bị thu hồi Giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm thủ tục như cấp lần đầu để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP;
+ Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 16 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có nêu rõ về thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
...
3. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Như vậy, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thời hạn theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. Giấy phép có hiệu lực trên toàn quốc.
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc cơ quan?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Bộ Công an tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ Quốc phòng tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
5. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
6. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
7. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ chối cấp giấy phép đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ có hành trình đi qua công trình hầm, phà theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Như vậy, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do các Bộ có thẩm quyền cấp phép. Ngoài ra Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?