Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024?
- Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính nào không áp dụng tiêu chí phân loại theo Thông 72/2023/TT-BTC?
- Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 như thế nào?
Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024?
Tại Điều 4 Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01/02/2024 như sau:
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
1. Phân loại theo thẩm quyền thành lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
d) Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phân loại theo mức độ tự chủ
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Theo quy định trên, tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được chia thành 2 tiêu chí:
(1) Phân loại theo thẩm quyền thành lập
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(2) Phân loại theo mức độ tự chủ
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024? (Hình từ Internet)
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính nào không áp dụng tiêu chí phân loại theo Thông 72/2023/TT-BTC?
Tại Điều 2 Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật có hoạt động sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài chính.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (nếu có).
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh, thành phố hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác ngoài lĩnh vực tài chính.
c) Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động theo cơ chế như đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Như vây, theo quy định trên, những đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính sau không áp dụng tiêu chí phân loại theo Thông 72/2023/TT-BTC:
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (nếu có).
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính và Sở Tài chính tỉnh, thành phố hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác ngoài lĩnh vực tài chính.
- Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động theo cơ chế như đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 như thế nào?
Tại Điều 3 Thông 72/2023/TT-BTC quy định về nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024:
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể như sau:
Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định này (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành); một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Thông tư 72/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?