Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ra sao? Tải về Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ở đâu?
Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ra sao? Tải về Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ở đâu?
Ngày 31/12/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Tải về Toàn văn Thông tư 61/2024/TT-NHNN
Theo đó, tại Điều 4 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh như sau:
- Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ra sao? Tải về Thông tư 61/2024 quy định về bảo lãnh ngân hàng ở đâu? (Hình từ internet)
Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này):
+ Khách hàng là tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020;
+ Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh;
+ Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng tổ chức là người không cư trú, trừ trường hợp bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú phải:
+ Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
+ Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú.
- Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú phải thực hiện theo quy định tương ứng tại Thông tư 61/2024/TT-NHNN.
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai ra sao?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 13 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định bên bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ sau:
Bên bảo lãnh có quyền:
- Từ chối phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nếu hợp đồng mua, thuê mua nhà ở chưa phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan hoặc sau khi đã chấm dứt thỏa thuận cấp bảo lãnh;
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với số tiền không thuộc nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư hoặc số tiền bên mua nộp vượt quá tỷ lệ quy định tại Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 hoặc bên mua không xuất trình được thư bảo lãnh mà bên bảo lãnh đã phát hành cho bên mua.
Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:
- Phát hành thư bảo lãnh trước thời hạn giao, nhận nhà quy định tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở khi nhận được hợp đồng mua, thuê mua nhà ở hợp lệ và gửi cho chủ đầu tư;
- Trường hợp bên bảo lãnh và chủ đầu tư chấm dứt thỏa thuận cấp bảo lãnh trước thời hạn, chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo, bên bảo lãnh phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của bên bảo lãnh và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quân lý nhà ở cấp tỉnh thuộc địa bàn nơi có dự án nhà ở của chủ đầu tư.
Trong đó nêu rõ nội dung bên bảo lãnh không tiếp tục phát hành thư bảo lãnh cho bên mua ký hợp đồng mua, thuê mua nhà ở với chủ đầu tư sau thời điểm bên bảo lãnh chấm dứt thỏa thuận cấp bảo lãnh với chủ đầu tư. Đối với các thư bảo lãnh đã phát hành cho bên mua trước đó, bên bảo lãnh tiếp tục thực hiện cam kết cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt;
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với số tiền trả thay tương ứng với nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư được xác định căn cứ theo hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên mua cung cấp phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại thư bảo lãnh.
Trên đây là quy định về quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
*Thông tư 61/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/4/2025 và thay thế Thông tư 11/2022/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào? Kết luận giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?
- Liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy là gì? Điều kiện thực hiện liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy?
- Danh sách 140 nhiệm vụ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57? Toàn văn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị?
- Người điều khiển xe gắn máy không có còi từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất? Hướng dẫn thủ tục chuyển tuyến mới nhất?