Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh ra sao?
- Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 đúng không?
- Thông tư 21/2023/TT-BTTTT yêu cầu cấu trúc, bố cục Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh như thế nào?
- Các đơn vị nào có trách nhiệm thi hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT?
Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh có hiệu lực từ ngày 05/04/2024.
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 đúng không?
Theo Điều 8 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin như sau:
Yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin
1. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt theo hồ sơ đề xuất cấp độ trước khi được đưa vào vận hành khai thác.
2. Phương án bảo đảm an toàn thông tin của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật.
3. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ, đột xuất theo quy định và trước khi được đưa vào vận hành, khai thác theo quy định tại Điều 11, 12 Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn thông tin mạng, bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong hoạt động thiết kế, xây dựng, vận hành, kết nối; quản lý tài khoản và xác thực.
Theo đó, để đảm bảo an toàn thông tin, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, ban hành quy chế bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin được phê duyệt theo hồ sơ đề xuất cấp độ trước khi được đưa vào vận hành khai thác.
Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng tối thiểu cấp độ 3.
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng tối thiểu cấp độ 3 đúng không? (Hình từ Internet)
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT yêu cầu cấu trúc, bố cục Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
(1) Cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh bao gồm 03 phần: Phần đầu trang, phần thông tin chính và phần chân trang.
- Phần đầu trang: Là phần nằm ở phía trên cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
- Phần thông tin chính: Là phần nằm ở giữa phần đầu trang và phần chân trang thể hiện các hạng mục thông tin của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
- Phần chân trang: Là phần hiển thị thông tin cuối cùng của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và hiển thị thống nhất thông tin trên tất cả các trang của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
(2) Các yêu cầu cụ thể về cấu trúc, bố cục của Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BTTTT.
(3) Cấu trúc, bố cục của các phân hệ thuộc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm các yêu cầu:
- Cách sắp xếp, trình bày phải khoa học và hợp lý, bảo đảm thuận tiện cho người dùng và cán bộ xử lý hồ sơ thủ tục hành chính;
- Sử dụng bộ nhận diện theo các hướng dẫn, quy định hiện hành.
Các đơn vị nào có trách nhiệm thi hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT?
Theo Điều 13 Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định như sau:
(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư 21/2023/TT-BTTTT.
(2) Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Thông tư này trong việc cung cấp giải pháp, xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
(3) Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Chuyển đổi số quốc gia) có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp hạng và công bố kết quả đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu từ tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Lưu ý: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉnh sửa, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BTTTT, bảo đảm tuân thủ các yêu cầu trong vòng 01 năm kể từ ngày Thông tư 21/2023/TT-BTTTT có hiệu lực.
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?