Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?

Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?

Ngày 08/11/2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

Tại Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

Người lao động làm việc thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:

Ca làm việc không quá 12g trong một ngày.

Phiên làm việc tối đa 28 ngày.

Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào?

Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo Thông tư mới nhất như thế nào?

Tại Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như sau:

Thời giờ nghỉ ngơi
1. Sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa ca làm việc tính vào thời giờ làm việc, trong đó tổng thời gian nghỉ giữa ca làm việc tối thiểu 60 phút.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa ca làm việc, sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó. Người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ phù hợp với tình hình công việc, nhưng không được thấp hơn 5 ngày liên tục.

Như vậy, theo quy định trên, thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển là liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới sau mỗi ca làm việc.

Người lao động được nghỉ giữa ca làm việc tối thiểu 60 phút và người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa ca tính vào thời giờ làm việc.

Bên cạnh đó, sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên cũng sẽ được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.

Quy định về việc nghỉ lễ, tết dối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển ra sao?

Tại Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về việc nghỉ, lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương phù hợp với quy định tại Điều 112 và Điều 115 Bộ luật Lao động.
2. Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, quy định về lịch nghỉ tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển sẽ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, lịch nghỉ lễ, tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, lịch nghỉ lễ, tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển như sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

- Tết Âm lịch: 05 ngày.

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.

*Lưu ý: Thông tư 20/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.

Khai thác dầu khí Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác dầu khí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đồng tiền khai, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí quy định ra sao?
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án khai thác dầu khí trên biển có phải vận hành thử nghiệm hay không?
Pháp luật
Phiên làm việc của người lao động làm việc thường xuyên và không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển có gì khác nhau?
Pháp luật
Để đăng ký thành lập công ty cổ phần khai thác dầu thô thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí được thực hiện như thế nào theo pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Việc khai thác dầu khí được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Được đốt và xả khí trong thời gian tối đa là bao lâu khi khai thác dầu khí?
Pháp luật
Tổ chức được trở thành bên dự thầu đối với dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Việc chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tiến hành theo các bước nào?
Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu cho dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có áp dụng hình thức chào thầu cạnh tranh không?
Pháp luật
Khi lựa chọn nhà thầu cho dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có áp dụng hình thức chỉ định thầu không? Hình thức này được áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cá nhân thì có được trở thành bên dự thầu đối với dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác dầu khí
1,423 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác dầu khí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác dầu khí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào