Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
- Phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
- Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên những nội dung nào?
- Tư vấn hướng nghiệp trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như thế nào?
Phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định về việc phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Nội dung hỗ trợ
+ Xây dựng, ban hành, chỉnh sửa và cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để chuẩn hóa, nâng cao năng lực cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; người dạy nghề về năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học; năng lực phát triển chương trình đào tạo, phát triển học liệu đào tạo; kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp; trình độ kỹ năng nghề, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu khoa học cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số, công nghệ mới; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho người nghèo, đối tượng yếu thế; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: Nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyển đổi số, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: Chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng quản lý nhà nước, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực về kỹ năng số, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết; bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về học tập mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, các kỹ năng tương lai, chuyển giao công nghệ.
+ Xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên đào tạo cho nhà giáo, cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác pháp chế, thanh tra.
+ Xây dựng, ban hành và cập nhật các chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, người dạy nghề tại doanh nghiệp, hợp tác xã về phát triển chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng dạy học, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề.
- Cách thức thực hiện
+ Cơ quan, đơn vị được giao tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng bảo đảm phù hợp với các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC và các quy định hiện hành.
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021 - 2025?
Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên những nội dung nào?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:
Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp
1. Nội dung hỗ trợ
a) Biên soạn, xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tờ rơi; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền.
b) Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
c) Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông.
d) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
đ) Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
e) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề, cho các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề.
2. Cách thức thực hiện
a) Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông về giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung truyền thông phù hợp để triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
b) Về hình thức xuất bản phẩm (điện tử và in) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT).
Theo đó, để thực hiện công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 thì cần thực hiện các nội dung như in biên soạn, xây dựng ấn phẩm và tờ rơi; quảng bá hình ảnh phát triển giáo dục nghề nghiệp thông qua pa-nô, đề can, huy hiệu,...
Ngoài ra, cần phải tổ chức, xây dựng những chương trình, hội nghị để phổ biến kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề.
Tư vấn hướng nghiệp trong chương trình phát triển giáo dục vùng nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định về thực hiện tư vấn hướng nghiệp như sau:
- Nội dung hỗ trợ
+ Xây dựng, ban hành, cập nhật các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác tư vấn hướng nghiệp; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo về đào tạo kỹ năng mềm.
+ Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm về hướng nghiệp; tổ chức chương trình, hành trình tư vấn hướng nghiệp, cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; ngày hội tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp; phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, học sinh.
+ Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng mô hình đào tạo, tổ chức thí điểm và nhân rộng các mô hình đào tạo kỹ năng mềm; xây dựng, cập nhật, ban hành chương trình đào tạo kỹ năng mềm; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
+ Tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên; tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng, kết nối người học với các đơn vị sử dụng lao động.
- Cách thức thực hiện
+ Thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2022/TT-BLĐTBXH).
+ Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, việc tư vấn hướng nghiệp được thực hiện theo các nội dung như xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý,... theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?