Thông tư 08/2023/TT-NHNN hướng dẫn 03 điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh? Quy định cụ thể về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài?
- Đã có Thông tư 08/2023/TT-NHNN hướng dẫn 03 điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh?
- Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định cụ thể về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài thế nào?
- Nội dung cơ bản của phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không phải Chính phủ bảo lãnh theo quy định mới thế nào?
Đã có Thông tư 08/2023/TT-NHNN hướng dẫn 03 điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh?
Vừa qua, NHNN ban hành Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Cụ thể, Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định 03 điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh gồm:
(1) Điều kiện chung bao gồm quy định về thỏa thuận vay nước ngoài; đồng tiền vay nước ngoài; các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài; chi phí vay nước ngoài; việc vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước
(2) Điều kiện bổ sung đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các quy định về mục đích vay nước ngoài; giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài; tỷ lệ bảo đảm an toàn
(3) Điều kiện bổ sung đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mục đích vay nước ngoài; giới hạn vay nước ngoài.
Thông tư 08/2023/TT-NHNN hướng dẫn 03 điều kiện vay vốn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh? Quy định cụ thể về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài?
Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định cụ thể về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài thế nào?
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN như sau:
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài
Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
1. 30% đối với ngân hàng thương mại;
2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.
Theo đó, bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
- 30% đối với ngân hàng thương mại;
- 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.
Nội dung cơ bản của phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không phải Chính phủ bảo lãnh theo quy định mới thế nào?
Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài không phải Chính phủ bảo lãnh quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN như sau:
(1) Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;
- Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;
- Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
- Mục đích vay nước ngoài: thông tin về (các) nhóm khách hàng dự kiến được cấp tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài, lãi suất cho vay dự kiến, thời hạn cho vay dự kiến;
- Quy mô vay vốn nước ngoài: giá trị khoản vay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng đến thời điểm lập phương án, so sánh quy mô vốn vay nước ngoài với quy mô tăng trưởng tín dụng còn lại tính đến cuối năm hoặc với quy mô tăng trưởng tín dụng của năm liền trước trong trường hợp chưa có thông tin về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm hiện tại;
- Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài;
- Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
- Các nội dung khác (nếu có).
(2) Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
- Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương, phạm vi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hợp pháp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay;
- Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
- Mục đích và quy mô vay nước ngoài:
Thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án khác sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của bên đi vay:
Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài (sau đây gọi là bảng kê nhu cầu sử dụng vốn) được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: quy mô vốn tổng thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ cấu nguồn vốn; quy mô vốn vay nước ngoài; các chi phí dự kiến được thanh toán từ nguồn vốn vay trung, dài hạn nước ngoài;
- Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài (nếu có);
- Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
- Các nội dung khác (nếu có).
Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/8/2023 trừ Quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài (Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN) có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?