Thông tin Phòng công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh? Phòng công chứng số 1 có phải đơn vị sự nghiệp công lập không?
Thông tin Phòng công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh?
Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh là Phòng Công chứng đầu tiên tại Việt Nam được thành lập sau năm 1975, theo quyết định 182/QĐ-UB ngày 21/9/1988 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Lúc đầu, Phòng có tên là Phòng Công chứng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997, Phòng được chuyển thành Phòng Công chứng Nhà nước số 1 thuộc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 1216/QĐ-UBB-NC ngày 19/3/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố, và đến năm 2001 được đổi tên thành Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 36/2001/QĐ-UB ngày 26/4/2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 97 Đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Số điện thoại: 028 3823 0177
E- mail: pcc1.stp@tphcm.gov.vn
Nguồn: Trang thông tin điện tử Phòng Công Chứng Số 1 - TP.HCM
Thông tin Phòng công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Phòng công chứng số 1 có phải đơn vị sự nghiệp công lập không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 có nội dung:
Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Do đó, Phòng công chứng số 1 là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyền của tổ chức hành nghề công chứng được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Công chứng 2014 sửa đổi tại khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 có quy định về quyền của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
- Thu phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng, chi phí khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2014.
- Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh 2024 là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 08/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh có quy định về mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Chi tiết mức trần thù lao công chứng tại đây Tải về
Tại Luật Giá 2023 đã sửa đổi Điều 67 Luật Công chứng 2014 về thù lao công chứng thành giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng như sau:
- Người yêu cầu công chứng phải trả giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá tối đa đối với dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định giá cụ thể đối với từng loại việc không vượt quá mức giá tối đa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức giá tại trụ sở của mình.
Tổ chức hành nghề công chứng thu giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng cao hơn mức giá tối đa và mức giá đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng.
Như vậy, từ 01/7/2024 (ngày Luật Giá 2023 phát sinh hiệu lực) thì quy định về thù lao công chứng sẽ chuyển thành giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng.
Do đó, từ 01/01/2024 đến trước 01/7/2024 quy định về thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được áp dụng theo quy định hiện hành tại Quyết định 08/2016/QĐ-UBND. Tuy nhiên, từ 01/7/2024 có thể sẽ có quy định mới quy định thay thế thù lao công chứng thành giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?