Thông tin chủ trương sáp nhập tỉnh, thành lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
Thông tin chủ trương sáp nhập tỉnh, thành lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
Theo thông tin mới về của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội: TẠI ĐÂY
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
Liên quan đến vấn đề này, chiều 27/11, trên TTXVN Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đang triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đúng như chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nội dung này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khẳng định "đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị”.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định các thông tin, hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội là không đúng. Hiện chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố ngay.
Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không? (Hình từ internet)
Quy định về đơn vị hành chính theo Hiến pháp như thế nào?
Tại Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp, Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
Dưới xã còn có ấp/làng/ thôn/ bản/buôn/sóc/,… dưới phường/ thị trấn sẽ có tổ dân phố/khu phố/khu vực/khóm/ấp. Tuy nhiên, việc phân chia thành thôn, ấp, khu phố chỉ phục vụ cho mục đích là quản lý dân cư và không được xem là cấp hành chính.
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Đơn vị hành chính được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định phân loại đơn vị hành chính như sau:
(1) Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
(2) Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
(3) Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
(4) Căn cứ vào quy định tại (2), (3), Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Theo đó, đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sao hạn là gì? Sao nào là tốt, sao nào là xấu? Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan hay không?
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật có thuộc diện cấp giấy phép lao động không?
- Thanksgiving Day là gì? Thanksgiving Day là ngày nào? Thanksgiving Day (Lễ Tạ ơn) có phải là ngày lễ lớn không?
- Cựu chiến binh có trách nhiệm tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở thế nào?
- Cách điền mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động do doanh nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập?