Thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5 năm 2024 có đúng không?
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2024 có đúng không?
Căn cứ Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi);
3. Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
4. Luật Đường bộ;
5. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
6. Luật Thủ đô (sửa đổi);
7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
10. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, vào kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2024, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được trình Quốc hội thông qua.
Đồng thời, kỳ họp này dự kiến cũng sẽ thông qua 08 luật và 01 nghị quyết khác.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có những điểm mới nào đáng chú ý?
Căn cứ nội dung Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có những điểm mới sau:
- Đề xuất giảm điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.
- Đề xuất quy định mới về BHXH một lần.
- Đề xuất sổ bảo hiểm xã hội trên môi trường điện tử và được cấp cho từng người lao động.
- Đề xuất bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH và bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH.
> Tải Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Tại đây.
Thông qua Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5 năm 2024 có đúng không? (Hình từ Internet)
Luật BHXH sửa đổi (dự thảo) đề xuất người chưa đủ tuổi nghỉ hưu chỉ được rút 50% BHXH một lần đúng không?
Mức rút 50% bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần đối với người chưa đủ tuổi nghỉ hưu là một trong những phương án được đề xuất tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Cụ thể, nội dung Phương án 02 điểm đ khoản 1 Điều 77 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
Phương án 2:
đ) Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, có thể thấy, theo phương án 02 thì người lao động trong trường hợp chưa đủ tuổi hưu thì được giải quyết một phần BHXH một lần nhưng sẽ không quá 50% tiền BHXH.
Theo đó, dựa theo Điều 77 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), người lao động tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được hưởng BHXH một lần trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS;
- Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này theo quy định của Bộ Y tế;
- Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
- Trường hợp người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 31 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), sau 12 tháng kể từ khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Nghị quyết 89/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?