Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có còn được toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại hay không?
- Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN?
- Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào theo Thông tư 01/2022/TT-NHNN?
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có còn được toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại hay không? Sự khác biệt giữa các quy định của Thông tư 21/2013/TT-NHNN và Thông tư 01/2022/TT-NHNN như thế nào?
Ngày 28/01/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 01/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại (có hiệu lực từ 15/03/2022). Theo đó, thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại đã được sửa đổi, cụ thể:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN?
Theo Điều 4 Thông tư 21/2013/TT-NHNN đề cập như sau:
"Điều 4. Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
1. Theo các quy định tại Thông tư này và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài.
2. Theo các quy định tại Thông tư này và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng thương mại:
a) Thay đổi tên, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch trên địa bàn;
b) Chấm dứt hoạt động phòng giao dịch trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch trên địa bàn;
d) Đủ điều kiện khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên địa bàn.
3. Trong một số trường hợp cụ thể, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại trên cơ sở đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và phù hợp với điều kiện thực tế."
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có còn được toàn quyền quyết định trong tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại hay không?
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào theo Thông tư 01/2022/TT-NHNN?
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-NHNN sửa đổi như sau:
“Điều 4. Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch trên địa bàn (bao gồm cả thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch trên địa bàn.
3. Trong một số trường hợp cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại trên cơ sở trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và phù hợp với điều kiện thực tế nhằm:
a) Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ;
b) Hỗ trợ ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt;
c) Thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt.”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có còn được toàn quyền quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại hay không? Sự khác biệt giữa các quy định của Thông tư 21/2013/TT-NHNN và Thông tư 01/2022/TT-NHNN như thế nào?
Thứ nhất, Điều 4 đã được sửa đổi tên gọi từ "Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước" thành "Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của ngân hàng thương mại".
Thứ hai, khoản 1 Điều 4 đã bỏ đi cụm từ "Theo các quy định tại Thông tư này và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ"
Thứ ba, khoản 2 Điều 4 đã giao quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận sự các hoạt động thay đổi, chấm dứt,... của ngân hàng thương mại mà không cần qua ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, bây giờ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ không phải là người quyết định hết tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại.
Thứ tư, điểm d khoản 2 Điều 4 đã được xóa bỏ.
Thứ năm, cụm từ "(bao gồm cả thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động)" được thêm vào cuối điểm a khoản 2 Điều 4.
Thứ sáu, trong khoản 3 Điều 4 xuất hiện thêm hai lý do để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện,... quy định tại điểm b và điểm c khoản này là "Hỗ trợ ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt;" và "Thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?