Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty và cách viết mẫu thông báo khẩn về việc nghỉ tránh bão như thế nào?
Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty và cách viết mẫu thông báo khẩn về việc nghỉ tránh bão như thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu thông báo nghỉ tránh bão cho công ty.
Tuy nhiên, Công ty có thể tự soạn thảo thông báo nghỉ tránh bão cho nhân viên của mình.
Khi soạn thảo thông báo nghỉ tránh bão, công ty cần nêu rõ thời gian nghỉ và quay lại làm việc, kèm hướng dẫn hoàn thành các công việc quan trọng trước khi nghỉ, như gửi báo cáo hay bảo quản tài sản. Cần cung cấp thông tin liên hệ khẩn cấp và nhắc nhở nhân viên theo dõi tình hình thời tiết, tuân thủ các khuyến cáo an toàn để bảo vệ bản thân và gia đình. Thông báo phải ngắn gọn, rõ ràng, nhưng đảm bảo đầy đủ thông tin quan trọng và thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến an toàn của nhân viên.
Công ty có thể tham khảo mẫu thông báo nghỉ tránh bão 2024 dưới đây:
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 1): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 2): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 3): Tải về
>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 4): Tải về
Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty và cách viết mẫu thông báo khẩn về việc nghỉ tránh bão như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về phân chia cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão, áp thấp nhiệt đới như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về xác định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
(1) Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
(2) Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
(3) Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
- Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;
- Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
- Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
- Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
- Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).
(4) Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Bản tin dự báo cơn bão ở Việt Nam gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 11 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, bản tin dự báo cơn bão số 3 ở Việt Nam gồm những nội dung sau:
(1) Tiêu đề tin bão: tên bão kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm; không đặt số hiệu cho những cơn bão gần Biển Đông.
(2) Thông tin tóm tắt về thực trạng bão tại thời điểm gần nhất
- Thời gian: theo giờ tròn, giờ Hà Nội;
- Vị trí tâm bão: xác định theo độ vĩ bắc và độ kinh đông với mức độ chính xác đến 1/10 độ.
- Khoảng cách gần nhất từ vị trí tâm bão đến một trong các địa điểm: đảo hoặc quần đảo trên Biển Đông; một địa danh cụ thể trên đất liền Việt Nam hoặc nước lân cận.
- Cường độ bão: tính bằng cấp gió Bô-pho đối với gió mạnh nhất và gió giật trong bão.
- Hướng di chuyển của bão: xác định theo 1 trong 16 hướng Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông Bắc, Đông Đông Bắc, Đông, Đông Đông Nam, Đông Nam, Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, Tây Nam, Tây Tây Nam, Tây, Tây Tây Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Bắc.
- Tốc độ di chuyển: tính bằng km/giờ.
- Khi bão đã trực tiếp ảnh hưởng đến các đảo, đất liền cần thông tin về số liệu đã quan trắc được tại các trạm trong khu vực ảnh hưởng.
(3) Dự báo diễn biến của bão
- Dự báo diễn biến của bão trong 24 giờ, đến 48 giờ và đến 72 giờ tới với các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này.
- Cảnh báo về hướng, tốc độ di chuyển và cường độ của bão trong khoảng thời gian từ 72 giờ đến 120 giờ tới.
- Bản đồ dự báo quĩ đạo của bão, bán kính gió mạnh và vòng tròn xác suất 70% tâm bão có thể đi vào.
- Vùng nguy hiểm trong 24 và 48 giờ tới do bão.
(4) Dự báo về ảnh hưởng của bão
- Tin bão gần Biển Đông: dự báo thời gian tâm bão đi vào Biển Đông và ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến các vùng biển, đảo hoặc quần đảo; khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn.
- Tin bão trên Biển Đông: dự báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến vùng biển, đảo hoặc quần đảo; khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn; cụ thể thông tin về phạm vi ảnh hưởng của gió bão mạnh, sóng lớn, tình trạng biển trong 24 giờ, 48 giờ và đến 72 giờ tới; cảnh báo đến 120 giờ tới.
- Tin bão khẩn cấp: dự báo ảnh hưởng của hoàn lưu bão đến vùng biển, đảo hoặc quần đảo; dự báo thời điểm và khu vực đổ bộ của bão; phạm vi ảnh hưởng của gió mạnh, mưa lớn và các loại thiên tai khác trong 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ.
- Tin bão trên đất liền và Tin cuối cùng về bão: dự báo khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão; dự báo, cảnh báo mưa lớn và các loại thiên tai khác do ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
(5) Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão chi tiết cho các khu vực chịu ảnh hưởng.
(6) Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo.
(7) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
(8) Tin nhanh về bão: cập nhật vị trí, cường độ bão thời điểm hiện tại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?