Thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên năm 2025 trong bao lâu?
Thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên năm 2025 trong bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên
...
2. Thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
a) Không quá 05 năm kể từ ngày cấp và không được quá ngày hết niên hạn sử dụng của phương tiện;
b) Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên cấp cho xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp quy định tại khoản 8 Điều 18 của Nghị định này hết hiệu lực ngay sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên là không quá 05 năm kể từ ngày cấp và không được quá ngày hết niên hạn sử dụng của phương tiện.
Lưu ý:
- Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên cấp cho xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp sau hết hiệu lực ngay sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp:
Xe phục vụ Ban chỉ đạo, xe phục vụ các lực lượng chức năng được huy động tham gia thực hiện nhiệm vụ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.
- Hình thức, nội dung giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Mẫu số 02a Phụ lục II kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP.
Thời hạn của giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên năm 2025 trong bao lâu? (Hình ảnh Internet)
Quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
- Thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên bao gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên.
- Lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
+ Xe ô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt trên nóc xe; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở trong xe hoặc trên nóc xe; cờ hiệu ưu tiên lắp đặt ở đầu xe phía bên trái của người lái xe;
+ Xe mô tô: đèn phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở thanh chống đổ; còi phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt ở phía trước đầu xe; cờ hiệu ưu tiên lắp đặt ở đầu xe, phía bên trái của người lái xe;
+ Đối với xe của lực lượng công an, xe của lực lượng kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe Cảnh sát giao thông dẫn đường khi lắp đặt đèn phát tín hiệu ưu tiên thì phần đèn phát sáng màu đỏ ở phía bên trái, phần đèn phát sáng màu xanh ở phía bên phải của người lái xe.
- Quản lý thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
+ Xe ưu tiên khi lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên phải có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên trên các loại xe quy định tại Điều 18 Nghị định 151/2024/NĐ-CP.
- Hoạt động kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên như sau:
(1) Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên bao gồm:
- Đối với đèn phát tín hiệu ưu tiên, tín hiệu được sử dụng: đèn nhấp nháy màu đỏ, đèn nhấp nháy màu xanh, đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP;
- Đối với còi phát tín hiệu ưu tiên, tín hiệu được sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP;
- Đối với cờ hiệu ưu tiên, yêu cầu kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP.
(2) Tín hiệu được sử dụng đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên:
- Tín hiệu xe chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của các lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe của lực lượng quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên, cờ hiệu quân sự;
- Tín hiệu xe của lực lượng công an, xe của lực lượng kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe Cảnh sát giao thông dẫn đường bao gồm: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh và đỏ, tín hiệu còi ưu tiên, cờ hiệu công an;
- Tín hiệu xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu bao gồm: tín hiệu đèn; nhấp nháy màu đỏ, tín hiệu còi ưu tiên;
- Tín hiệu xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật: tín hiệu đèn nhấp nháy màu xanh.
Lưu ý: Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về quản lý thuế là gì? Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế trong trường hợp nào?
- Khách hàng trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ai?
- Ngoài hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu còn có đối tượng nào?
- Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?
- Chủ quán bán rượu bia không có biển cảnh báo khách hàng không chạy xe sau khi uống rượu, bia thì bị phạt bao nhiêu tiền?