Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được sửa đổi bổ sung mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT như thế nào?
- Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được sửa đổi bổ sung mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT như thế nào?
- Đối tượng trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai là ai?
- Ca trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai có nhiệm vụ như thế nào?
- Người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được hưởng chế độ gì?
Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được sửa đổi bổ sung mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT như thế nào?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Trực phòng, chống thiên tai
1. Thời gian trực
a) Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong công tác phòng, chống thiên tai;
b) Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp quyết định số lượng người trực, điều chỉnh chế độ trực theo thời gian quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong công tác phòng, chống thiên tai.
Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được sửa đổi bổ sung mới nhất theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT như thế nào? (Hình từ internet)
Đối tượng trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Trực phòng, chống thiên tai
...
2. Đối tượng trực
a) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải;
b) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Cục Đường bộ Việt Nam.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai gồm có:
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải;
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cục Đường bộ Việt Nam.
Ca trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT, ca trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai có nhiệm vụ như sau:
- Giúp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như: diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị; diễn biến các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tình hình tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị);
- Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị trực thuộc;
- Tham mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên tai, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên;
- Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên theo định kỳ và sau khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được hưởng chế độ gì?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT, quy định về chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Người làm nhiệm vụ trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định.
2. Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định.
Theo đó, người tham gia trực, người được huy động tham gia hoạt động, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định.
Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023.
Xem chi tiết Thông tư 22/2023/TT-BGTVT tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?