Thời gian mở thầu sơ tuyển đối với dự án PPP? Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như thế nào?
Thời gian mở thầu sơ tuyển đối với dự án PPP? Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT quy định về việc mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển như sau:
"Điều 23. Mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mời thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu."
Như vậy, mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển được công khai biên bản mời thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ.
Căn cứ Điều 24 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT quy định về trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như sau:
"Điều 24. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP
1. Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền kết quả sơ tuyển và đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển trên cơ sở tờ trình, báo cáo đánh giá E-HSDST, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển."
Như vậy, trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP được gửi đơn vị thẩm định và trên cơ sở tờ trình, báo cáo đánh giá E-HSDST, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển.
Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng áp dụng theo lộ trình nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT quy định về lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng như sau:
"Điều 25. Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2023, việc cung cấp, đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được thực hiện trên Hệ thống.
2. Từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, việc phát hành E-KSQT, E-HSMST, E-YCSBNLKN và nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSĐKTHDA đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất được thực hiện trên Hệ thống."
Như vậy, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như trên.
Thời gian mở thầu sơ tuyển đối với dự án PPP? Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như thế nào? (Hình từ internet)
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo các bước nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư như sau;
"Điều 28. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây:
a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
b) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
d) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể từng dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lựa chọn danh sách ngắn sau khi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật này hoặc sau khi phê duyệt dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật này.
3. Việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất dự án được chấp thuận được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
5. Nhà đầu tư cam kết sử dụng nhà thầu, hàng hóa, vật tư, vật liệu, thiết bị trong nước được ưu đãi khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình như trên.
Việc lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo tính cạnh tranh theo quy định?
Căn cứ Điều 30 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định về việc bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:
"Điều 30. Bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
1. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất;
2. Tư vấn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
3. Tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
4. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu."
Như vậy, bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như trên.
Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 01/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?