Thời điểm nào được từ chối nhận di sản thừa kế? Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Thời điểm nào được từ chối di sản thừa kế? Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Cường đến từ Hà Tĩnh.

Thời điểm nào được từ chối di sản thừa kế?

Trước đây theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về từ chối nhận di sản:

Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu như việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa thực hiện nghĩa vụ tài sản thì dù có tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế trước khi phân chia di sản thì vẫn vi phạm quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải bắt buộc được lập thành văn bản và gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.

Thời điểm nào được từ chối nhận di sản thừa kế? Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Thời điểm nào được từ chối nhận di sản thừa kế? Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 đã khẳng định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Do vậy, cá nhân có thể từ chối không nhận di sản mà người khác để lại. Tuy nhiên, nếu vì trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … thì không được phép từ chối.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Văn bản từ chối di sản thừa kế phải được công chứng?

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Trước đây, Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi một người muốn từ chối di sản thì phải lập thành văn bản và báo cho cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc không nhận di sản.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định về việc công chứng, chứng thực văn bản từ chối không nhận di sản thừa kế đã được bãi bỏ. Theo đó, người từ chối không còn bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực mà chỉ phải lập thành văn bản.

Căn cứ theo Điều 59 Luật Công chứng 2014 cũng quy định, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.

Như vậy, đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, một cá nhân bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng có thể công chứng hoặc chứng thực nếu có yêu cầu. Còn luật định thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Những người nào không được quyền hưởng di sản thừa kế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, đã liệt kê 04 đối tượng sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì những người nêu trên vẫn được hưởng di sản.

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy quyền ký văn bản khai nhận di sản thừa kế được không?
Pháp luật
Cán bộ, công chức có được nhận đất nông nghiệp mục đích sử dụng trồng lúa là di sản thừa kế của bố mẹ không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình thì chia thừa kế như thế nào? Và cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Con nuôi không có đăng ký có được thừa kế theo pháp luật không?
Pháp luật
Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?
Pháp luật
Có thể khiếu nại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong trường hợp sau khi chia mới biết di sản là đất đã có quyết định thu hồi không?
Pháp luật
Văn bản khai nhận thừa kế nhà đất có phải công chứng không? Lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu?
Pháp luật
Án lệ số 72/2024/AL về việc xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể ra sao?
Pháp luật
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào? Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì Tòa án có thụ lý, giải quyết tranh chấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
30,801 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào