Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2023 là thời điểm nào?
- Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2023 là lúc nào?
- Hướng dẫn cách tính lương hưu đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023?
- Người đang hưởng lương hưu chuyển đến tỉnh khác ở thì có được đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới không?
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2023 là lúc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu như sau:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, thời điểm nhận lương hưu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong năm 2023 là thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách tính lương hưu đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, mức hưởng lương hưu năm 2023 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:
Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Ví dụ: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 27 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27 là 12 năm, tính thêm: 12 x 3% = 36%;
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 36%=81%
Mức tối đa 75%
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%.
Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Cách tính tỷ lệ lương hưu đối với lao động nam cũng tương tự như cách tính tỷ lệ lương hưu đối với lao động nữ.
(2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội) tương ứng hàng năm.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi.
Người đang hưởng lương hưu chuyển đến tỉnh khác ở thì có được đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới không?
Tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:
Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, người đang hưởng lương hưu chuyển đến tỉnh khác ở thì vẫn được đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?