Thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia được mang theo những vật dụng nào theo Quy chế thi học sinh giỏi mới?
Thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia được mang theo những vật dụng nào theo Quy chế thi học sinh giỏi mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định các vật dụng mà thí sinh thi hoc sinh giỏi quốc gia được mang theo như sau:
Đối với thi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
- Thí sinh được phép mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi, gồm:
+ Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình;
+ Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; riêng đối với môn thi Toán, thí sinh không được mang máy tính cầm tay vào phòng thi.
- Việc mang tài liệu, vật dụng vào phòng thi nói các môn Ngoại ngữ được thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi.
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic
- Việc mang tài liệu, vật dụng vào phòng thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi, bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng môn thi, tiếp cận với tổ chức thi Olympic quốc tế và khu vực.
Thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia được mang theo những vật dụng nào theo Quy chế thi học sinh giỏi mới? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của thí sinh khi tham gia thi học sinh giỏi quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của thí sinh
1. Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định. Thí sinh đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.
2. Xuất trình Thẻ dự thi (đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia) hoặc Căn cước công dân (đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic) trước khi vào phòng thi.
3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh quy định trong phòng thi; ký tên vào danh sách thí sinh dự thi từng buổi thi.
4. Chỉ được mang vào phòng thi những tài liệu, vật dụng quy định tại Điều 23 Quy chế này. Không được mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.
5. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra số trang của đề thi, ghi số báo danh vào đề thi. Nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cho giám thị trong phòng thi chậm nhất 10 phút kể từ khi bắt đầu tính giờ làm bài.
6. Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; không được trao đổi, bàn bạc, quay cóp bài thi; khi muốn có ý kiến phải giơ tay xin phép và chỉ được phát biểu ý kiến khi giám thị trong phòng thi cho phép; không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định. Báo cáo người có trách nhiệm nếu phát hiện hành vi gian lận trong kỳ thi.
7. Bài thi phải được viết bằng một loại bút, một thứ mực; không được viết bằng mực đỏ, bút chì (trừ trường hợp vẽ đường tròn bằng compa); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng trong bài thi; phần viết hỏng phải gạch chéo, không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách nào.
8. Thí sinh môn Tin học làm bài và ghi bài làm vào ổ đĩa cứng của máy vi tính; phải giữ nguyên niêm phong tất cả các vị trí đã được niêm phong trên máy vi tính cho đến hết giờ thi. Trong trường hợp thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội bộ, thí sinh thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi.
9. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài:
a) Đối với buổi thi viết: Tất cả thí sinh phải ngừng viết ngay để nộp bài thi; ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi (kể cả trường hợp không làm được bài);
b) Đối với buổi thi môn Tin học: Tất cả thí sinh phải tắt ngay màn hình máy vi tính. Khi giám thị cho phép, thí sinh được bật lại màn hình máy vi tính và mở niêm phong ổ đĩa CD để ghi bài làm vào đĩa CD; tiếp đó, thí sinh chứng kiến giám thị in bài của mình từ đĩa CD ra giấy; thí sinh ký tên vào đĩa CD và giấy đã in bài làm. Trong trường hợp thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội bộ, thí sinh thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi;
c) Đối với buổi thi nói của các môn Ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và thi thực hành của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Thí sinh thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi.
10. Sau khi hết giờ thi, thí sinh chỉ được rời phòng thi khi giám thị trong phòng thi cho phép.
11. Thí sinh có trách nhiệm bảo quản đề thi của mình trong suốt thời gian từ lúc nhận đề thi đến hết thời gian làm bài thi.
Theo đó, thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia cần phải có trách nhiệm theo quy định trên.
Tiêu chuẩn dự thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng dự thi
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Theo đó, tiêu chuẩn dự thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới như sau:
Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
- Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
- Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 25/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?