Theo quy định mới nhất, khi đèn tín hiệu xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, xe ô tô có bị phạt tiền không?
Theo quy định mới nhất, khi đèn xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, xe ô tô có bị phạt tiền không?
Căn cứ hoản 10.3 Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT quy định đèn tín hiệu giao thông có 3 màu là: đèn xanh, đèn vàng và đèn đỏ, trong đó:
Tín hiệu xanh: cho phép đi
Tín hiệu vàng: báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Khi tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định
Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi
Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng
Như vậy, khi gặp đèn xanh thì người điều khiển xe máy, xe ô tô tham gia giao thông có quyền lựa chọn đi hoặc không đi, chứ không bắt buộc là phải đi
Theo đó, trong trường hợp đèn xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, xe ô tô tham gia giao thông cũng sẽ không bị xử phạt về lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”
Tuy nhiên, nếu đèn xanh nhưng người điều khiển phương tiện không đi mà gây cản trở các phương tiện lưu thông phía sau thì người điều khiển xe máy, xe ô tô có thể bị xử phạt vì hành vi "gây càn trở giao thông" nêu trên. (Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Theo quy định mới nhất, khi đèn tín hiệu xanh nhưng không đi thì người điều khiển xe máy, xe ô tô có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)
Mức phạt khi người điều khiển xe máy, xe ô tô không đi khi gặp đèn xanh gây cản trở giao thông ra sao?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và điểm b, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;
d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
g) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
Theo đó, nếu đèn xanh nhưng người điều khiển phương tiện không đi mà gây cản trở các phương tiện lưu thông phía sau thì có thể bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe máy có hành vi dừng xe, đỗ xe gây cản trở giao thông.
- Đối với người điều khiển xe ô tô thì mức phạt đối với hành vi này là từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Không được dừng xe, đỗ xe ở những vị trí nào?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, theo đó người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
- Bên trái đường một chiều;
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
- Trên cầu, gầm cầu vượt;
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
- Nơi dừng của xe buýt;
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?