Theo Quy định 69-QĐ/TW, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong trường hợp nào?
- Theo Quy định 69-QĐ/TW, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong trường hợp nào?
- Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải áp dụng hình thức khiển trách là bao lâu?
- Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm?
Theo Quy định 69-QĐ/TW, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng, Nhà nước.
b) Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
c) Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
2. Vi phạm lần đầu những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.
b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Không xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.
d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, tiêu cực.
đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm.
e) Bàn và thống nhất nhận tiền, tài sản không hợp pháp để sử dụng cho tập thể hoặc thành viên trong tổ chức đảng.
3. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức giải tán:
a) Ban hành nghị quyết, quyết định chống lại chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
b) Lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, bè phái gây mất ổn định chính trị, xã hội; tham nhũng có tổ chức.
Theo như quy định trên, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi gây hậu quả ít nghiêm trọng vì vi phạm quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các trường hợp sau:
- Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng, Nhà nước.
- Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
- Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
Theo Quy định 69-QĐ/TW, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm phải áp dụng hình thức khiển trách là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo đó, Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm áp dụng hình thức khiển trách là 5 năm tức 60 tháng.
Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định các trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm bao gồm:
- Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
- Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
- Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
- Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận 14-KL/TW năm 2021, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
- Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?