Thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia? Tội xâm phạm an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004 giải thích về xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
Giải thích từ ngữ
1. An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
...
3. Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, xâm phạm an ninh quốc gia có thể hiểu là hành vi xâm phạm đến sự ổn định dân cư, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước, sự đảm bảo an toàn, chủ quyền của một quốc gia.
Thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia? Tội xâm phạm an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Tội xâm phạm an ninh quốc gia theo pháp luật Việt Nam là gì?
Theo quy định pháp luật Việt Nam thì tội phạm an ninh quốc gia là hành vi xâm phạm đến chủ quyền, an ninh, quốc phòng,... của Việt Nam gồm nhiều tội phạm khác nhau được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:
- Tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội chống phá cơ sở giam giữ quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Tội xâm phạm an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Theo quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về mức phạt đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau:
- Mức xử phạt hình sự đối với tội phản bội Tổ quốc được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình, tuy nhiên đối với người nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo quy định về tội này.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 15 năm tù giam.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 15 năm tù giam.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 15 năm tù giam.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 15 năm tù giam.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội chống phá cơ sở giam giữ quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể lên đến 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.
- Mức xử phạt hình sự đối với tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 có thể phạt tù đến 20 năm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?