Thế nào là viên chức quản lý? Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành là gì?
Viên chức quản lý là gì? Viên chức không giữ chức vụ quản lý là gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP định nghĩa viên chức quản lý như sau:
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP định nghĩa viên chức không giữ chức vụ quản lý như sau:
Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành là gì?
Căn cứ tại Điều 64 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau:
- Quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đặc thù đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ;
- Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I.
- Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bao gồm:
+ Bộ Nội vụ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ;
+ Bộ Tư pháp quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tư pháp;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản;
+ Bộ Xây dựng quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên và kiến trúc sư;
+ Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học, công nghệ;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo;
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;
+ Bộ Y tế quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lao động và xã hội; chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp;
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;
+ Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông;
+ Bộ Giao thông vận tải quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải;
+ Bộ Tài chính quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán.
Thế nào là viên chức quản lý? Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý viên chức bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 61 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định nội dung quản lý viên chức bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
- Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tương ứng.
- Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
- Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
- Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
- Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?