Thế nào là hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.
Hợp đồng vay tài sản là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thế nào là hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản? Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản? (Hình từ internet)
Phân biệt hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản là 2 loại hợp đồng có tính chất tương đối nhau, đều là hợp đồng cho vay đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền để phục vụ cho hoạt động đời sống hằng ngày và kinh doanh.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản được thể hiện qua các tiêu chí như sau:
Tiêu chí phân biệt | Hợp đồng tín dụng | Hợp đồng vay tài sản |
Hình thức | Bắt buộc bằng văn bản | Bằng lời nói hoặc bằng văn bản. |
Đối tượng | Đối tượng luôn luôn là tiền. | Tài sản bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá. |
Chủ thể | Bên cho vay là tổ chức tín dụng, bên vay là cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện vay theo quy định. | Cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. |
Phân loại | Gồm có hợp đồng: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn | Gồm có hợp đồng: - Có kỳ hạn - Không kỳ hạn |
Lãi suất | Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa. | Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. (có thể có lãi hoăc không có lãi). Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. |
Quyền và nghĩa vụ các bên | Nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay được thực hiện trước làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên đi vay. | Bên cho vay và bên đi vay thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình song song và bình đẳng với nhau |
Tính rủi ro | Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác. | Nguy cơ rủi ro chia đều cho cả hai bên, thường ít rủi ro hơn. |
Cơ sở pháp lý |
Hợp đồng vay tài sản có lãi nhưng khi đến hạn không trả thì bên vay phải trả lãi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
...
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo đó, trong trường hợp lãi suất trong hợp đồng vay có lãi nhưng khi đến hạn không trả thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?