Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025? Thể lệ cuộc thi sáng tác truyện tranh về học sinh mần non và tiểu học?
Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025? Thể lệ cuộc thi sáng tác truyện tranh về học sinh mần non và tiểu học?
Theo Kế hoạch 116/VKHGDVN năm 2025 quy định thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025 (Thể lệ cuộc thi sáng tác truyện tranh về học sinh mần non và tiểu học) như sau:
ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12) trên toàn quốc.
Học sinh có thể tham gia cá nhân hoặc theo nhóm (tối đa 3 thành viên/nhóm).
CHỦ ĐỀ CUỘC THI:
Sáng tác truyện tranh về học sinh lứa tuổi mầm non và tiểu học
Nội dung mở, khuyến khích sự đa dạng và phong phú trong ý tưởng.
Thí sinh có thể tự do lựa chọn bất kỳ chủ đề nào mà mình quan tâm, yêu thích như:
Văn hoá học đường và các câu chuyện về tình bạn;
Các câu chuyện liên quan đến gia đình và thầy cô;
Ước mơ, khám phá các ngành nghề và thế giới xung quanh;
Văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc,
Khoa học viễn tưởng, các câu chuyện phiêu lưu hoặc hài hước,
Các chủ đề giáo dụng những vấn đề xã hội gần gũi với lứa tuổi học sinh mầm non, tiểu học (bảo vệ môi trường, chống bạo lực học đường, phòng tránh xâm hại tình dục)...
Lưu ý: Khuyến khích các tác phẩm có nội dung lành mạnh, tích cực, hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
THỂ LỆ CUỘC THỊ:
Hình thức và quy cách tác phẩm:
Thể loại: Truyện tranh
Không giới hạn số trang hay độ dài của tác phẩm
Hình thức thể hiện: Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
Vẽ trên giấy: Thí sinh trình bày sản phẩm trên giấy, lựa chọn chất liệu và màu sắc phù hợp. Khuyến khích thí sinh đóng gói sản phẩm thành một cuốn hoàn chỉnh.
Vẽ kĩ thuật số: Thí sinh trình bày sản phẩm trên các thiết bị điện tử, có thể sử dụng các phần mềm thiết kế đồ hoạ, thiết kế truyện tranh. Sản phẩm được xuất bản theo định dạng đuôi *.pdf.
Lưu ý: Thí sinh cần liệt kê rõ danh sách các phần mềm hỗ trợ và các chỉ tiết tham khảo từ nguồn mở mà mình đã sử dụng, kèm minh chứng về việc được phép sử dụng các tài nguyên đó mà không vi phạm bản quyền.
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt.
Yêu cầu về nội dung:
Tác phẩm phải có nội dung do thí sinh/nhóm thí sinh sáng tác, chưa từng được công bố hoặc tham gia bất kỳ cuộc thi nào khác.
Các nội dung và hình ảnh minh hoạ phù hợp với lứa tuổi học sinh mâm non/ học sinh tiểu học, không vi phạm các quy định của pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Khuyến khích các tác phẩm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, cách thể hiện mới mẻ và truyền tải thông điệp ý nghĩa.
Số lượng tác phẩm dự thi: Không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi.
Xem chi tiết: Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025 Tải về
Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025? Thể lệ cuộc thi sáng tác truyện tranh về học sinh mần non và tiểu học? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?