Thay đổi phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại từ 04/05/2023 thế nào?
- Tiêu chí đối với Ngân hàng thương mại để được giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ là gì?
- Hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại có những nội dung nào?
- Phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại được thay đổi ra sao?
Tiêu chí đối với Ngân hàng thương mại để được giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 107/2020/TT-BTC, Kho bạc Nhà nước lựa chọn đối tác giao dịch là các Ngân hàng thương mại để giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:
- Trong danh sách các Ngân hàng thương mại được xếp hạng theo mức độ an toàn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) hàng năm.
- Đang là thành viên giao dịch trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Không vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ với Kho bạc Nhà nước trong vòng một (01) năm (tính theo ngày) liền kề trước tính đến ngày Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
Thay đổi phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại từ 04/05/2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 107/2020/TT-BTC, giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại được thực hiện theo Hợp đồng, bao gồm: hợp đồng khung và các phụ lục hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng khung có các nội dung chính sau:
- Căn cứ pháp lý thực hiện hợp đồng.
- Ngày hợp đồng, địa điểm ký kết hợp đồng .
- Thông tin bên mua, thông tin bên bán, bao gồm: tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản và nơi mở tài khoản (tài khoản tiền gửi và tài khoản lưu ký chứng khoán) của bên mua, bên bán.
- Phương thức giao dịch (không bao gồm nội dung về lãi suất mua lại có kỳ hạn, kỳ hạn mua lại trái phiếu Chính phủ, các điều kiện và điều khoản của trái phiếu Chính phủ, khối lượng trái phiếu Chính phủ giao dịch, các mức giá trị giao dịch lần 1, lần 2).
- Phương thức thanh toán và chuyển giao trái phiếu Chính phủ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Vi phạm và xử lý vi phạm hợp đồng.
- Giải quyết tranh chấp.
- Quy định về ngày có hiệu lực của hợp đồng , thời hạn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng; về thay đổi điều khoản, điều kiện quy định tại hợp đồng.
- Các nội dung liên quan khác (nếu có).
Hợp đồng khung được thanh lý, chấm dứt theo thỏa thuận giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại hoặc khi Ngân hàng thương mại đó không đáp ứng đủ tiêu chí bằng hình thức ký kết biên bản thanh lý hợp đồng.
Trường hợp Ngân hàng thương mại đó vẫn còn có các phụ lục hợp đồng đang còn hiệu lực, thì Kho bạc Nhà nước chấm dứt hợp đồng khung với Ngân hàng thương mại đó vào ngày kết thúc phụ lục hợp đồng cuối cùng đã được ký kết với Kho bạc Nhà nước.
Phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại được thay đổi ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 107/2020/TT-BTC, phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ được lập và ký kết dựa trên Hợp đồng khung theo từng lần giao dịch. Nội dung chính của phụ lục hợp đồng bao gồm:
- Các thông tin về trái phiếu Chính phủ được mua lại có kỳ hạn: mã trái phiếu Chính phủ, giá trị niêm yết, ngày phát hành, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc lãi, kỳ hạn còn lại của trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ phòng vệ rủi ro.
- Chi tiết giao dịch lần 1: Lãi suất mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ; kỳ hạn mua lại trái phiếu Chính phủ; tiền lãi mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ; ngày thanh toán giao dịch lần 1; giá yết, khối lượng trái phiếu Chính phủ giao dịch và giá trị giao dịch lần 1 tương ứng với từng mã trái phiếu Chính phủ.
- Chi tiết giao dịch lần 2: Ngày thanh toán giao dịch lần 2; khối lượng trái phiếu Chính phủ giao dịch và giá trị giao dịch lần 2 tương ứng với từng mã trái phiếu Chính phủ.
- Các nội dung liên quan khác (nếu có).
Theo nội dung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/02/2023, phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại được thay đổi như sau:
- Đối với các thông tin về trái phiếu Chính phủ được mua lại có kỳ hạn: mã trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn còn lại của trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ phòng vệ rủi ro, lãi suất chiết khấu (%/năm);
- Đối với chi tiết giao dịch lần 2: Ngày thanh toán giao dịch lần 2; khối lượng trái phiếu Chính phủ giao dịch tương ứng với từng mã trái phiếu Chính phủ và giá trị giao dịch lần 2.
Quy định mới nêu rõ, hợp đồng khung và phụ lục hợp đồng giao dịch trái phiếu Chính phủ được giao kết bằng văn bản giấy (có đầy đủ dấu và chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền đại diện các bên thực hiện hợp đồng) hoặc văn bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật), phù hợp với quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Thông tư 12/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 04/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?