Thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ trong 06 tháng thì có bị miễn nhiệm chức danh thanh tra không?
Trong hoạt động thanh tra, thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Căn cứ Luật thanh tra 2022 được Quốc hội ban hành ngày 14/11/2022 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra.
Tại khoản 1 Điều 82 Luật Thanh tra 2022 có xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Đoàn thanh tra
1. Thành viên khác của Đoàn thanh tra là Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
d) Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều 81 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, Thanh tra viên có trách nhiệm tuân thủ theo 06 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ trong 06 tháng thì có bị miễn nhiệm chức danh thanh tra không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì Thanh tra viên bị miễn nhiệm?
Các trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra 2022.
Cụ thể như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
e) Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, nếu thuộc 01 trong 07 trường hợp nêu trên thì Thanh tra viên sẽ bị miễn nhiệm chức vụ hiện giữ. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Không hoàn thành nhiệm vụ 06 tháng thì có bị miễn nhiệm chức danh không?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
...
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
Theo quy định trên thì Thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ từ 01 năm thì mới bị thực hiện việc miễn nhiệm. Đối với không hoàn thành nhiệm vụ trong 06 tháng, Thanh tra viên sẽ đối diện với các hình thức xử lý khác.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 54 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ không hoàn thành nhiệm vụ trong 06 tháng mà Thanh tra viên sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp việc không hoàn thành nhiệm vụ gây thiệt hại thì cần phải thực hiện trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện hoạt động thanh tra, Thanh tra viên cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Theo nội dung của Luật thanh tra 2022, có 04 nguyên tắc chủ yếu cần phải tuân thủ khi thực hiện hoạt động thanh tra.
Cụ thể tại Điều 4 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động thanh tra, Thanh tra viên cần tuân theo 04 nguyên tắc nêu trên.
Từ ngày 01/07/2023, Luật thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?