Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đào tạo 03 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ ở nước ngoài trong cơ cấu nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp?
Mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Căn cức mục I Kế hoạch 1519/KH-UBND do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 10/5/2022 đã đặt ra mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 như sau:
- Mục tiêu chung:
+ Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp có chất lượng góp phần xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp; nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại của Thành phố. Đưa khoa học và công nghệ thật sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến của khu vực.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp theo hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nghề, bồi dưỡng ngắn hạn bảo đảm chất lượng, đặc biệt chú trọng đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu, chuyên gia có trình độ cao (03 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ) theo nhóm công tác chuyên ngành làm chủ công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất quy mô công nghiệp ưu tiên nhóm sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, quy trình công nghệ nhân nuôi cấy tế bào, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế phẩm chẩn đoán, vắc xin phòng trị bệnh phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp của Thành phố.
Theo đó, việc đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp sinh học là để phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao tiềm lực và chất lượng nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học nông nghiệp. Dùng khoa học để nâng cao năng suất lao động, phát triển tiên tiến trong khu vực.
Giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp như thế nào?
Theo Mục II Kế hoạch 1519/KH-UBND do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 10/5/2022 đã chỉ ra những giải pháp thực hiện kế hoạch như sau:
(1) Đào tạo sau Đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ) ở nước ngoài
- Đối tượng đào tạo: cán bộ quản lý khoa học công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Lĩnh vực đào tạo: lĩnh vực bảo tồn, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ yếu; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây trồng và đất trồng trọt, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, thủy sản (sản xuất chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất kit test nhanh bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản...); bảo quản sau thu hoạch tại nước ngoài có nền công nghiệp sinh học nông nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Úc, Ý, Anh, Bỉ, Hàn Quốc...
- Số lượng đào tạo đến năm 2025: 03 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ.
(2) Đào tạo ngắn hạn, nâng cao trong và ngoài nước
- Đối tượng đào tạo: cán bộ quản lý khoa học công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.
- Lĩnh vực đào tạo: lĩnh vực bảo tồn, phát triển giống cây trong nông, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây trồng và đất trồng trọt, chăm sóc sức khỏe vật nuôi, thủy sản; bảo quản nông sản sau thu hoạch.
- Số lượng: 12 người đào tạo nước ngoài; 20 người đào tạo trong nước.
(3) Đào tạo kỹ thuật viên
- Đối tượng đào tạo: kỹ thuật viên từ các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp sinh học nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao của Thành phố.
- Lĩnh vực tổ chức đào tạo: lớp kỹ thuật viên trong nước về công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp, kết hợp bồi dưỡng tập huấn chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp cho các doanh nghiệp của Thành phố như:
+ Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực.
+ Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi... phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.
+ Chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
+ Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, thủy sản, thuốc thú y sinh học, kít sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh hại quan trọng đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực và kiểm soát dư lượng các chất cấm.
+ Ứng dụng phát triển phương pháp, bộ sản phẩm (kit) phục vụ kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chẩn đoán bệnh tác nhân gây bệnh, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm phát triển công nghệ tạo chế phẩm sinh học phục vụ sơ chế, bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Số lượng: 130 - 155 người.
(4) Tham quan học tập, hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước
- Đối tượng tham dự: cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật làm việc trực tiếp liên quan đến lĩnh vực công nghiệp sinh học trong nông nghiệp tham quan học tập, tham dự hội thảo, hội nghị về lĩnh vực chuyên môn.
- Số lượng: 28 người tham quan học tập, tham dự hội thảo, hội nghị nước ngoài và khoảng 172 người trong nước.
Theo đó, giải pháp được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra là sẽ tiến hành đào tào Tiến sĩ, Thạc sĩ ở trong ngành nông nghiệp tại nước ngoài, đào tạo các kỹ thuật viên, tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước nhằm giúp nâng cao chuyên môn, kỹ thuật.
Kinh phí triển khai và thực hiện kế hoạch được lấy từ đâu?
Theo Mục III Kế hoạch 1519/KH-UBND do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 10/5/2022 quy định về kinh phí thực hiện kế hoạch như sau:
- Các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công và chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi cơ quan tài chính cùng cấp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
- Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch chủ yếu là ở ngân sách nhà nước. Kinh phí sẽ được hỗ trợ theo dự toán kinh phí của các đơn vị đã lập để triển khai thực hiện kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?