Thành phần hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm những ai và hoạt động như thế nào theo quy định mới nhất 2024?
- Thành phần hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm những ai và hoạt động như thế nào theo quy định mới nhất 2024?
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
- Trường hợp nào quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi?
Thành phần hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm những ai và hoạt động như thế nào theo quy định mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Các Ủy viên Hội đồng.
Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương:
- Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số, các ý kiến khác nhau của các Ủy viên Hội đồng về việc đề xuất các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng đều được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định;
- Hội đồng họp định kỳ 06 tháng một lần để đánh giá công tác của Hội đồng, tổng hợp tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng của cả nước, triển khai nhiệm vụ 06 tháng tiếp theo và cho ý kiến giải quyết những vấn đề cần thiết khác. Hội đồng có thể họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.
Chủ tịch Hội đồng chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chủ trì phiên họp.
Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên tham dự. Đối với phiên họp có nội dung về xem xét đề nghị tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng phải có ít nhất 90% tổng số Ủy viên Hội đồng tham dự. Các trường hợp được đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng phải đạt từ 90% trở lên số phiếu đồng ý của các Ủy viên Hội đồng (nếu Ủy viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
Thường trực Hội đồng họp thường kỳ 03 tháng một lần. Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng; Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, cho ý kiến về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” theo đề nghị của cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng. Các trường hợp được đề nghị tặng danh hiệu danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt từ 90% trở lên số phiếu đồng ý của các thành viên Thường trực Hội đồng (nếu thành viên Thường trực Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản);
- Thành lập, hướng dẫn tổ chức và hoạt động các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức;
- Hội đồng theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và các phong trào thi đua ở các bộ, ban, ngành, tỉnh;
- Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các bộ, ban, ngành, tỉnh là quan hệ chỉ đạo, phối hợp. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
Thành phần hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm những ai và hoạt động như thế nào theo quy định mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;
(2) Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
(3) Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
Trường hợp nào quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;
- Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?