Thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm những gì?

Cho tôi hỏi: Thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm những gì? Câu hỏi của chị Thùy đến từ Gia Lai.

Thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình đường sắt bước 1 của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

- Tài liệu liên quan đến công tác khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai gồm:

+ Biên bản xác nhận thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) nơi xảy ra sự cố, thiên tai gây thiệt hại đối với công trình đường sắt.

+ Các văn bản, công điện chỉ huy, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

+ Hợp đồng đặt hàng, thanh lý hợp đồng khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai theo quy định.

+ Tài liệu xác định thời gian, địa điểm phong tỏa khu gian, hạn chế tốc độ, trả tốc độ chạy tàu; thời điểm gián đoạn, nối thông tuyến và khôi phục hệ thống thông tin tín hiệu; thời điểm sự cố công trình kiến trúc làm gián đoạn, khôi phục hoạt động của hệ thống điều hành giao thông vận tải đường sắt.

- Hồ sơ thiết kế hoặc phương án kỹ thuật sửa chữa, gia cố, khôi phục công trình đường sắt bước 1 đã được phê duyệt.

- Hồ sơ quản lý chất lượng sửa chữa, gia cố, khôi phục công trình đường sắt gồm:

+ Quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật sửa chữa, gia cố, khôi phục công trình đường sắt bước 1.

+ Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

+ Các tài liệu chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng hàng hóa theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

+ Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.

+ Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.

+ Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

+ Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.

+ Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi hoàn thành công tác khắc phục sự cố, thiên tai.

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai.

+ Các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan trong quá trình khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và nghiệm thu công trình.

- Hồ sơ dự toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên kèm theo tài liệu khác liên quan làm căn cứ xác định chi phí.

Thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm những gì?

Thành phần hồ sơ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với các công trình đường sắt bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Trình tự thực hiện khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình kiến trúc đường sắt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Việc khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai được thực hiện theo hai bước như sau:

Bước 1: Được tính từ thời điểm có điện báo về sự cố công trình kiến trúc đường sắt do sự cố, thiên tai làm gián đoạn hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt đến khi gia cố khôi phục công trình bảo đảm điều kiện tác nghiệp điều hành hoạt động giao thông vận tải đường sắt an toàn. Bước này gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giải phóng các chướng ngại công trình kiến trúc bị sập, đổ, nối thông hệ thống thiết bị điều hành giao thông vận tải; tháo dỡ, bảo dưỡng thiết bị điều hành chạy tàu.

- Giai đoạn 2: Lắp dựng công trình kiến trúc bị sập đổ, bảo đảm đủ điều kiện điều hành chạy tàu an toàn. Sửa chữa, lắp đặt lại hệ thống điều hành chạy tàu đủ điều kiện bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt; khôi phục, thay thế, bổ sung hệ thống điều hành chạy tàu và các công trình kiến trúc bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu đủ điều kiện hoạt động. Thời gian khôi phục giai đoạn này không quá 45 ngày.

Bước 2: Nâng cấp hệ thống điều hành chạy tàu và các công trình kiến trúc bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động ổn định lâu dài.

Trình tự thực hiện khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với công trình thông tin, tín hiệu đường sắt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 17/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Việc khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai được thực hiện theo hai bước như sau:

Bước 1: Được tính từ thời điểm có điện báo về sự cố, gián đoạn thông tin tín hiệu đường sắt do sự cố, thiên tai đến khi khôi phục hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu đủ điều kiện chạy tàu an toàn. Bước này gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giải phóng các chướng ngại ảnh hưởng đến hệ thống thông tin tín hiệu, nối thông đường dây thông tin; tháo dỡ, bảo dưỡng thiết bị thông tin tín hiệu đường sắt bị ảnh hưởng bởi sự cố, thiên tai.

- Giai đoạn 2: Chống đỡ cột thông tin, tín hiệu bị đổ, gẫy; lắp đặt lại thiết bị thông tin tín hiệu về vị trí ban đầu; khôi phục, thay thế, bổ sung hệ thống cột, thiết bị thông tin tín hiệu bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu đủ điều kiện hoạt động ổn định. Thời gian khôi phục giai đoạn này không quá 45 ngày.

Bước 2: Nâng cấp hệ thống thiết bị thông tin tín hiệu bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện hoạt động ổn định lâu dài.

Đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Muốn vận chuyển hài cốt bằng đường sắt phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?
Pháp luật
Khổ đường sắt là gì? Tiêu chuẩn khổ đường sắt theo quy định của pháp luật là bao nhiêu milimet?
Pháp luật
Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang?
Pháp luật
Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?
Pháp luật
Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Pháp luật
Sửa nhà trên nguyên trạng đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn đường sắt có cần cấp giấy phép xây dựng (GPXD) không?
Pháp luật
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Phần đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt có quy định pháp luật nào cấm xây dựng không?
Pháp luật
Ông hàng xóm tự mở đường để thông qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Công trình đường sắt được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt
922 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào