Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội như thế nào?
- Quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội?
- Mục đích, phạm vi, đối tượng và nội dung giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội là gì?
Quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội?
Ngày 22/06/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết 94/2023/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đế hết năm 2023"
Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết 94/2023/QH15 quy định về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” và phân công:
- Trưởng Đoàn: Ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Phó Trưởng Đoàn Thường trực: Ông Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội;
- Phó Trưởng Đoàn:
+ Ông Lê Quang Huy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
+ Bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các Ủy viên, đại biểu và chuyên gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục đích, phạm vi, đối tượng và nội dung giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Nghị quyết 94/2023/QH15 quy định về mục đích, đối tượng và nôi dung giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội như sau:
* Mục đích giám sát:
- Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai các dự án quan trọng quốc gia;
- Đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
* Phạm vi giám sát:
- Việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước;
- Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia (Dự án Sân bay Long Thành; các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1): từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 theo từng dự án cụ thể.
* Đối tượng giám sát: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
* Nội dung giám sát:
- Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
- Việc thực hiện 07 nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 94/2023/QH15.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn giám sát chuyên đề được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 94/2023/QH15 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát, các đề cương báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát.
2. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 4/2024, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7.
....
Theo đó, tại khoản 2 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
- Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Quốc hội ra nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn tiến hành làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát; phân công các thành viên Đoàn giám sát tiến hành giám sát trực tiếp tại địa phương hoặc cơ quan, tổ chức;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
- Xem xét báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, trưng cầu giám định, mời chuyên gia tư vấn, thu thập thông tin, tiếp xúc, trao đổi với người có liên quan về những vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Quốc hội xem xét tại kỳ họp gần nhất.
Trước khi báo cáo Quốc hội, Đoàn giám sát báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát của Đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?