Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư thuộc về ai?
Sao tài liệu bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT thì sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao.
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư ra sao?
Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và đầu tư thuộc về ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT quy định về thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
(1) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
(2) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” gồm:
- Những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;
- Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê.
(3) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Mật” bao gồm:
- Những người quy định tại điểm b khoản này;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ.
Bên cạnh đó, việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT như sau:
- Sau khi được người có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở góc trên bên phải tại trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao.
- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.
Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT quy định về trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước gồm:
(1) Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các đơn vị thuộc Bộ. Phối hợp với Tổng cục Thống kê kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại các các cơ quan thống kê ở địa phương.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Thông tư về bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng báo cáo định kỳ và đột xuất của Bộ về công tác bảo vệ bí mật nhà nước gửi Bộ Công an theo quy định.
- Hằng năm, căn cứ vào yêu cầu công tác bảo vệ bí mật nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ theo quy định.
- Phân công cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ.
- Phối hợp với đơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
(2) Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị theo quy định của Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ và cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị.
- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị.
- Tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực được giao quản lý khi thấy cần thiết.
- Phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị.
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
(3) Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính. Định kỳ rà soát lại hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị liên quan nhằm bảo đảm an toàn và bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đối với Tổng cục Thống kê, các đơn vị thuộc hệ thống ngành dọc đóng tại địa phương giao bộ phận phụ trách công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?