Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Những đối tượng thanh niên nào lập nghiệp được hỗ trợ?
Những đối tượng thanh niên nào lập nghiệp được hỗ trợ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Học sinh các trường trung học phổ thông;
b) Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Định hướng nghề nghiệp;
b) Cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp;
c) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc;
d) Tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên lập nghiệp.
Như vậy theo quy định trên những đối tượng thanh niên sau đây lập nghiệp được hỗ trợ:
- Học sinh các trường trung học phổ thông.
- Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp
1. Đối tượng hỗ trợ:
a) Thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp;
b) Thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp;
b) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp;
c) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên nội dung hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp bao gồm:
- Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp.
- Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:
+ Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Những đối tượng thanh niên nào lập nghiệp được hỗ trợ? (Hình từ Internet)
Mức vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức vốn
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy theo quy định trên mức vay vốn ưu đãi tối đa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?