Mâm cúng Tết thanh minh gồm những gì? Tết Thanh Minh 2024 có ý nghĩa gì? Người dân được đốt vàng mã ở đâu?
Tết Thanh Minh 2024 có ý nghĩa gì?
Tết Thanh Minh là ngày đầu trong tiết thanh minh, là 1 trong 24 tiết khí mỗi năm, kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, từ ngày 4 - 5/4 cho đến ngày 20 - 21/4 hàng năm.
Năm 2024 Tết Thanh Minh rơi vào thứ năm ngày mùng 4/4/2024 (26/2/2024 Âm lịch).
Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Mâm cúng Tết thanh minh gồm những gì? Tết Thanh Minh 2024 có ý nghĩa gì? Người dân được đốt vàng mã ở đâu? (Hình từ Internet)
Mâm cúng Tết thanh minh gồm những gì?
Việc chuẩn bị mâm cúng phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình hoặc phong tục văn hóa của mỗi nơi.
(1) Mâm cúng ở nhà
Thông thường mâm cúng Thanh Minh không yêu cầu lễ vật cầu kỳ. Đối với mâm cúng mặn, có thể chuẩn bị một số món ăn như xôi, gà luộc, canh măng, các món xào… Một số lễ vật khác giúp cho mâm cúng Thanh Minh trở nên đầy đủ hơn gồm trái cây, hoa tươi, trầu cau, vàng mã,...
Riêng các gia đình Phật tử thì chuẩn bị mâm cúng chay. Nếu không nấu cỗ cúng Tết Thanh Minh thì có thể thắp hương với trái cây tươi, trà, một ít bánh, kẹo để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.
(2) Mâm cúng ngoài mộ
Chia thành lễ chay và lễ mặn. Trong đó, các lễ vật cần thiết như hương, đèn, chè, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng.
Với mâm cỗ chay, thường sẽ có một số món như xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo, muối, bỏng, bơ, mật ong.
Mâm cỗ mặn thì có thêm rượu, thịt heo, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đốt vàng mã ngày Tết Thanh minh có vi phạm quy định của pháp luật không? Người dân được đốt vàng mã ở đâu?
Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.
Pháp luật về phòng cháy chữa cháy chưa có quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã. Tuy nhiên để đảm bảo trong quá trình sử dụng nguồn lửa (trong đó có đốt vàng mã…), tại khoản 3 Điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
...
3.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
3b. Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.
Như vậy, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định nghiêm cấm hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư
Đốt vàng mã ngày Tết thanh minh gây hỏa hoạn thì bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Đồng thời, tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 còn có quy định như sau:
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, căn cứ vào từng tính chất, mức độ vi phạm của hành vi đốt vàng mã gây hỏa hoạn để xác định người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?