Tết Thanh minh 2023 vào ngày nào? Chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ trong dịp Tết Thanh minh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tết Thanh minh 2023 vào ngày nào?
Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt. Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.
Ngày lễ Tết Thanh Minh thường bắt đầu từ ngày 4-5/4 (15/2 âm lịch) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).
Tuy nhiên, Năm Quý Mão nhuận tháng 2 nên tết Thanh minh nhằm vào 15/2 âm lịch chứ không phải tháng 3 âm lịch.
Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ tư ngày 5/4/2023 (ngày 15/2/2023 nhằm Ngày Quý Tỵ, tháng Ất Mão, năm Quý Mão).
Tết Thanh minh 2023 vào ngày nào? Tết Thanh minh chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ trong dịp Tết Thanh minh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định như sau:
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Theo đó, người có hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ vào tết Thanh minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Người thực hiện hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ vào tết Thanh minh có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu người vi phạm thuộc 01 trong những trường hợp tại khoản 2 Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 nói trên thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Có thể đòi bồi thường đối với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ không?
Căn cứ theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể và mồ mả như sau:
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo như quy định trên, đối với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ thì người thân thích hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người chết trong trường hợp người chết không có người thân thích có quyền kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Trong đó, khoản bồi thường bao gồm các khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và bồi thường về mặt tinh thần (trường hợp không thỏa thuận được thì khoản bồi thường này không quá 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định). Tuy nhiên, khoản bồi thường tổn thất tinh thần này chỉ được áp dụng đối với một số chủ thể nhất định.
Đồng thời, nguyên tắc bồi thường thiệt hại được căn cứ tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, đối với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ thì người thực hiện hành vi phải bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ được thực hiện theo các nguyên tắc được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?