TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?

TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?

TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm quy định quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút Cúm gia cầm type A gây ra đối với gia cầm, thủy cầm và chim hoang dã.

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-9:2022. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Chữ viết tắt

EID50 (Egg Infective Dose 50): Liều gây nhiễm 50 % trứng

HA (Haemagglutination Assay): Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà

HI (Haemagglutination Inhibition Assay): Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà

TCID50 (Tissue Culture Infectious Dose 50): Liều gây nhiễm 50 % tế bào

Nguyên tắc

Vắc xin được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ vô trùng, độ vô hoạt bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu độ an toàn và hiệu lực được đánh giá trên động vật thí nghiệm khỏe mạnh, không có kháng thể cúm gia cầm.

TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?

TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp công cường độc được quy định tại TCVN 8685-9:2022 ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-9:2022 quy định về phương pháp công cường độc như sau:

Trên gà

- Sử dụng 30 gà (5.1), chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 20 gà, mỗi con được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 liều vắc xin ghi trên nhãn;

+ Nhóm 2: gồm 10 gà làm đối chứng, tiêm nước muối sinh lý vô trùng (5.5) với liều lượng và đường tiêm như gà nhóm 1.

- Sau khi tiêm vắc xin 21 ngày, tất cả gà nhóm 1 và nhóm 2 được công cường độc với chủng vi rút cúm gia cằm cường độc đang lưu hành bằng phương pháp nhỏ mũi, liều 106 EID50/con.

- Theo dõi gà thí nghiệm trong 10 ngày.

- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu về hiệu lực khi:

+ Ít nhất 80 % gà nhóm 1 sống khỏe, không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh cúm gia cầm;

+ Ít nhất 80 % gà nhóm 2 chết hoặc có biểu hiện triệu chứng của bệnh cúm gia cầm như đầu sưng, mắt viêm kết mạc, chảy rớt dãi, triệu chứng thần kinh, phân xanh trắng, xuất huyết đường tiêu hóa (xuất huyết tụy, dạ dày và dạ dày tuyến, ruột, manh tràng), khí quản xuất huyết chứa nhiều dịch nhày.

Trên vịt hoặc ngan

- Sử dụng 30 vịt (5.2) hoặc 30 ngan (5.3), chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 20 vịt hoặc ngan, mỗi con được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 liều vắc xin ghi trên nhãn;

+ Nhóm 2: gồm 10 vịt hoặc ngan làm đối chứng, tiêm nước muối sinh lý vô trùng (5.5) với liều lượng và đường tiêm như vịt hoặc ngan nhóm 1.

- 14 ngày sau khi tiêm vắc xin, tất cả vịt hoặc ngan nhóm 1 và nhóm 2 được tiêm nhắc lại với liều lượng và đường tiêm như lần 1.

- 14 ngày sau khi tiêm vắc xin lần thứ 2, tất cả vịt hoặc ngan nhóm 1 và nhóm 2 được công cường độc với chủng vi rút Cúm gia cầm cường độc hiện hành bằng phương pháp nhỏ mũi, liều 106 EID50/con.

- Theo dõi động vật thí nghiệm sau khi công cường độc trong 10 ngày.

- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu về hiệu lực khi:

+ Ít nhất 80 % vịt hoặc ngan nhỏm 1 sống khỏe, không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh cúm gia cầm;

+ Ít nhất 80 % vịt hoặc ngan nhóm 2 chết hoặc có biểu hiện triệu chứng của bệnh cúm gia cầm như mệt mỏi, ủ rũ, triệu chứng thần kinh, xuất huyết đường ruột, dạ dày và dạ dày tuyến, xuất huyết bề mặt tụy và khí quản, viêm túi khí, sung huyết hoặc xuất huyết điểm ở não.

Phương pháp HI được quy định tại TCVN 8685-9:2022 ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 7.5 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-9:2022 quy định về phương pháp HI như sau:

Trên gà

- Sử dụng 30 gà (5.1), chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 20 gà, mỗi con được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 liều vắc xin ghi trên nhãn;

+ Nhóm 2: gồm 10 gà làm đối chứng, tiêm nước muối sinh lý vô trùng (5.5) với liều lượng và đường tiêm như gà nhóm 1.

- Sau khi tiêm vắc xin 21 ngày, tất cả gà nhóm 1 và gà nhóm 2 được lấy máu, thu huyết thanh làm phản ứng HI với kháng nguyên tương ứng hoặc kháng nguyên chế từ chủng vi rút phân lập tại Việt Nam. Các bước tiến hành phản ứng HI được nêu tại Phụ lục B.

- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu về hiệu lực khi ít nhất 80 % mẫu huyết thanh của gà nhóm 1 có hiệu giá kháng thể HI ≥ 4log2, trong khi đó ít nhất 80 % mẫu huyết thanh của gà nhóm 2 có hiệu giá kháng thể HI âm tính.

Trên vịt hoặc ngan

- Sử dụng 30 vịt (5.2) hoặc 30 ngan (5.3), chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm 20 vịt hoặc ngan, mỗi con được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 1 liều vắc xin ghi trên nhãn;

+ Nhóm 2: gồm 10 vịt hoặc ngan làm đối chứng, tiêm nước muối sinh lý vô trùng (5.5) với liều lượng và đường tiêm như vịt hoặc ngan nhóm 1.

- 14 ngày sau khi tiêm vắc xin, tất cả vịt hoặc ngan nhóm 1 và nhóm 2 được tiêm nhắc lại với liều lượng và đường tiêm như lần 1.

- 14 ngày sau khi tiêm vắc xin lần thứ 2, tất cả vịt hoặc ngan nhóm 1 và nhóm 2 được được lấy máu, thu huyết thanh làm phản ứng HI với kháng nguyên tương ứng hoặc kháng nguyên chế từ chủng vi rút phân lập tại Việt Nam. Các bước tiến hành phản ứng HI được nêu tại Phụ lục B.

- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt yêu cầu về hiệu lực khi ít nhất 80 % mẫu huyết thanh của vịt hoặc ngan nhóm 1 có hiệu giá kháng thể HI ≥ 4log2, trong khi đó ít nhất 80 % mẫu huyết thanh của vịt hoặc ngan nhóm 2 có hiệu giá kháng thể HI âm tính.

Bệnh Cúm gia cầm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 8685-9:2022 về Quy trình kiểm nghiệm vắc xin - Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Pháp luật
TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
Pháp luật
Cầu phao công binh là gì? Quy định về việc qua cầu phao? Thứ tự ưu tiên qua cầu phao quy định ra sao?
Pháp luật
Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 về quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi là giống gia cầm thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-26:2023 về chẩn đoán lâm sàng bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV ở cá thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Cúm gia cầm
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
35 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Cúm gia cầm Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Cúm gia cầm Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào