TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
TCVN 7161-1:2022 quy định hệ thống chữa cháy bằng khí có nguy hiểm đối với con người thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 quy định hệ thống chữa cháy bằng khí có nguy hiểm đối với con người như sau:
- Mọi nguy hiểm cho con người do việc phun khí chữa cháy tạo ra phải được xem xét khi thiết kế hệ thống, nhất là các nguy hiểm do các khí chữa cháy đặc biệt nêu trong các phần bổ sung của Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 (ISO 14520) gây ra. Tránh tiếp xúc không cần thiết với tất cả các khí chữa cháy.
- Việc áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 (ISO 14520) không loại bỏ trách nhiệm về pháp lý của người sử dụng là phải tuân thủ các qui tắc an toàn thích hợp.
- Các sản phẩm được tạo ra do sự phân hủy khí chữa cháy sạch ở nhiệt độ cao có thể nguy hiểm. Tất cả các khí chữa cháy halocacbon hiện đang sử dụng đều có flo. Sự kết hợp của flo và hidro (từ hơi nước hoặc bản thân quá trình cháy) tạo ra sản phẩm phân hủy là hiđro florua (HF).
- Các sản phẩm phân hủy này có mùi rất hắc, cay mặc dù nồng độ chỉ là một vài phần triệu. Đặc tính này là dấu hiệu cảnh báo đối với khí chữa cháy, nhưng cũng là môi trường độc hại cho người cần đi vào vùng có sự cố chữa cháy sau khi chữa cháy.
- Lượng khí chữa cháy sạch bị phân hủy trong khi dập tắt một đám cháy phụ thuộc vào sự mở rộng kích thước đám cháy, thành phần khí chữa cháy sạch, nồng độ của khí chữa cháy và khoảng thời gian mà khí chữa cháy tiếp xúc với ngọn lửa hoặc bề mặt được nung nóng.
- Nếu nồng độ tăng rất nhanh tới giá trị tới hạn thì đám cháy sẽ được dập tắt nhanh và sự phân hủy sẽ được hạn chế ở mức nhỏ nhất có thể đối với khí chữa cháy này.
- Nếu thành phần của khí chữa cháy có thể tạo ra số lượng lớn các sản phẩm phân hủy và thời gian để đạt tới giá trị tới hạn dài thì số lượng các sản phẩm phân hủy sẽ rất lớn.
- Nồng độ thực tế của các sản phẩm phân hủy lúc này phụ thuộc vào thể tích của căn phòng trong đó có đám cháy đang cháy, mức độ hòa trộn và sự thông gió.
- Sự tiếp xúc của khí chữa cháy trong thời gian dài với nhiệt độ cao có thể tạo ra các nồng độ lớn hơn của các khí này. Nên chọn kiểu và độ nhạy của thiết bị phát hiện đám cháy kết hợp với tốc độ xả sao cho có thể giảm tới mức nhỏ nhất thời gian tiếp xúc của khí chữa cháy sạch với nhiệt độ cao nếu nồng độ của các sản phẩm bị phân hủy là nhỏ nhất.
- Các khí chữa cháy không hóa lỏng không phân hủy một cách đáng kể trong quá trình dập tắt một đám cháy. Như vậy không tìm thấy các sản phẩm phân hủy độc hại hoặc ăn mòn. Tuy nhiên, bản thân đám cháy có thể tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, ảnh hưởng đến con người trong khu vực.
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao? (Hình từ Internet)
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy của hệ thống chữa cháy bằng khí như sau:
(1) Số lượng
+ Lượng khí chữa cháy trong hệ thống tối thiểu phải đủ cho một khu vực được bảo vệ lớn nhất hoặc một nhóm các khu vực được bảo vệ đồng thời.
+ Khi có yêu cầu, lượng dự trữ phải là bội số của lượng cung cấp chính theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
+ Khi cần bảo vệ liên tục, cả hai nguồn cấp chính và dự trữ phải được nối cố định với ống góp và phải được bố trí để dễ dàng chuyển đổi.
(2) Chất lượng
Khí chữa cháy phải tuân theo các yêu cầu của các phần có liên quan trong Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 (ISO 14520).
(3) Bố trí bình chứa
+ Các bình chứa, cụm van và phụ kiện phải được sắp xếp sao cho có thể tiếp cận được để kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng khi cần thiết.
+ Các bình chứa phải được lắp đặt chắc chắn và gá đỡ phù hợp với tài liệu hướng dẫn lắp đặt các hệ thống chữa cháy để thuận tiện cho việc bảo dưỡng bình chứa và các thiết bị liên quan.
+ Các bình chứa phải được đặt càng gần với khu vực được bảo vệ càng tốt, nên ưu tiên đặt ngoài khu vực bảo vệ. Các bình chứa chỉ có thể được bố trí bên trong khu vực được bảo vệ nếu có thể giảm tới mức thấp nhất các nguy hiểm do cháy nổ gây ra.
+ Các bình chứa không được bố trí ở nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt hoặc bị hư hỏng do tác động về cơ học, hóa học hoặc các nguyên nhân khác. Khi các bình chứa tiếp xúc với các nguy cơ dẫn đến hư hỏng hoặc có thể bị can thiệp trái phép thì phải có tường bao hoặc rào chắn thích hợp.
CHÚ THÍCH: Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có khả năng làm tăng nhiệt độ của bình chứa cao hơn nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh.
(4) Bình chứa khí chữa cháy
+ Quy định chung
Các bình chứa phải được thiết kế để chứa các khí chữa cháy chỉ định. Không được nạp các bình chứa đến tỷ trọng nạp cao hơn các quy định trong tiêu chuẩn này đối với khí chữa cháy chỉ định.
Các bình chứa sử dụng trong các hệ thống này phải được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia có liên quan và phải chịu được áp suất tối đa ở 50 °C.
Khi được yêu cầu, các bình chứa và cụm van phải có các thiết bị xả áp phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia.
+ Chỉ báo lượng khí chứa trong bình chứa
Phải có phương tiện để chỉ báo rằng từng bình chứa được nạp đúng quy định.
+ Ghi nhãn
Mỗi bình chứa khí halocacbon phải có biển nhãn cố định hoặc cách đánh dấu cố định khác chỉ rõ khí chữa cháy, khối lượng bình, khối lượng toàn bộ và mức nén tạo áp (khi được áp dụng). Mỗi bình chứa khí trơ phải có đánh dấu cố định chỉ định khí chữa cháy, mức nén của bình chứa và thể tích danh định.
+ Các bình chứa nối với một ống góp
Khi hai hay nhiều bình chứa được nối với một ống góp thì phải có phương tiện tự động (như van một chiều) để ngăn ngừa tổn thất của khí chữa cháy từ ống góp nếu hệ thống được vận hành khi các bình chứa bất kỳ được tháo ra để bảo dưỡng.
Các bình chứa được nối với một ống góp chung trong hệ thống phải:
(i) có cùng một dạng và dung tích danh nghĩa,
(ii) được nạp với cùng một khối lượng danh nghĩa của khí chữa cháy, và
(iii) được nén tới cùng một áp suất làm việc danh nghĩa.
Các bình chứa có cỡ kích thước khác nhau được nối với một ống góp chung có thể được dùng cho các bình chứa khí không hóa lỏng với điều kiện là chúng đều được nén tới áp suất làm việc danh nghĩa.
+ Nhiệt độ làm việc
Nếu không có sự phê duyệt nào khác, nhiệt độ làm việc của bình chứa khí chữa cháy đang sử dụng đối với các hệ thống chữa cháy thể tích không được vượt quá 50 °C hoặc không nhỏ hơn -20 °C.
Nên sử dụng việc gia nhiệt hoặc làm mát bên ngoài để giữ nhiệt độ của bình chứa khí trong khoảng được chỉ định trừ khi hệ thống được thiết kế để có thể hoạt động được với nhiệt độ làm việc ở ngoài khoảng này.
Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 quy định đặc tính kỹ thuật của các hệ thống chữa cháy bằng khí phải được soạn thảo dưới sự giám sát của người có đầy đủ kinh nghiệm trong thiết kế các hệ thống chữa cháy bằng khí, và khi cần thiết phải có sự tư vấn của cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu kỹ thuật phải bao gồm tất cả các thông tin thích hợp cần thiết để thiết kế bảo đảm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, các thay đổi so với tiêu chuẩn phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép như là các tiêu chí thiết kế, trình tự hoạt động của hệ thống, loại và qui mô thử để nghiệm thu sau khi lắp đặt hệ thống và các yêu cầu về đào tạo người chủ sở hữu.
Yêu cầu kỹ thuật của khí chữa cháy được quy định trong các phần của Tiêu chuẩn TCVN 7161-1:2022 (ISO 14520) cho các khí chữa cháy riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?