TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
- TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
- Quy định về tài liệu kỹ thuật và mẫu thử xin phê duyệt phương tiện giao thông bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước ra sao?
- Yêu cầu kỹ thuật về phương tiện giao thông đường bộ bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước như thế nào?
TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6920 : 2001 được biên soạn trên cơ sở Quy định ECE 12 – 03/S2. TCVN 6920 : 2001 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục đăng kiểm Việt Nam biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6920 : 2001 quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu phương tiện loại M 1 và N1 có khối lượng cho phép lớn nhất nhỏ hơn 1500kg và phê duyệt kiểu bộ phận điều khiển lái của xe về việc bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6920 : 2001 có thể được áp dụng cho các phương tiện khác với phương tiện được nêu trên theo yêu cầu của nhà sản xuất.
TCVN 6920:2001 về phương tiện giao thông đường bộ, bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm như thế nào?
(Hình từ internet)
Quy định về tài liệu kỹ thuật và mẫu thử xin phê duyệt phương tiện giao thông bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước ra sao?
Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6920 : 2001 quy định về tài liệu kỹ thuật và mẫu thử xin phê duyệt phương tiện giao thông bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước như sau:
- Tài liệu kỹ thuật:
+ Tài liệu mô tả chi tiết loại xe về cấu tạo, kích thước, hình dáng và các vật liệu cấu thành bộ phận xe phía trước bộ phận điều khiển lái.
+ Các bản vẽ có tỉ lệ thích hợp và đủ chi tiết về bộ phận điều khiển lái và việc lắp ráp nó vào thân và khung xe.
+ Tài liệu mô tả kỹ thuật bộ điều khiển lái.
+Tài liệu ghi khối lượng xe bảo đảm vận hành.
+ Tài liệu mô tả chi tiết loại thiết bị bộ phận điều khiển lái về cấu tạo, kích thước và các vật liệu cấu thành bộ phận điều khiển lái.
- Mẫu thử:
+ Xe mẫu đại diện cho kiểu xe.
+ Bộ phận điều khiển lái đại diện cho kiểu bộ phận điều khiển lái.
Yêu cầu kỹ thuật về phương tiện giao thông đường bộ bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6920 : 2001 quy định về yêu cầu kỹ thuật về phương tiện giao thông đường bộ bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp có va chạm ở phía trước như sau:
- Khi xe không tải, theo chế độ chạy, không có người giả, được thử nghiệm va chạm với một tường chắn ở vận tốc 48,3 km/h (30mph), phần trên của trụ lái và trục lái không được di chuyển về phía sau, ngang và song song với trục dọc của xe, một mức lớn hơn 12,7 cm và cũng không lớn hơn 12,7 cm theo chiều thẳng đứng hướng lên trên, cả hai kích thước được xem như tương quan đến một điểm của xe không bị ảnh hưởng bởi va chạm((3)).
+ Trong trường hợp xe chạy bằng động cơ điện, việc thử nghiệm va chạm mô tả trong 5.1 phải được tiến hành với công tắc điều khiển ắc quy đẩy ở vị trí ON. Ngoài ra các yêu cầu sau phải được thoả mãn trong và sau khi thử nghiệm.
++ Các blốc đơn phải được cố định ở các vị trí của chúng.
++ Không có chất điện li lỏng nào rò rỉ vào khoang hành khách. Cho phép có sự rò rỉ hạn chế ra phía ngoài xe, nhưng sự rò rỉ xảy ra trong giờ đầu tiên sau khi thử nghiệm không lớn hơn 7% tổng số chất điện li lỏng ở ắc quy kéo.
- Khi người giả bị va đập bởi bộ phận điều khiển lái ở vận tốc tương đối 24,1km/h (15mph) lực tác động lên người giả bởi điều khiển lái không được lớn hơn 1,111 daN.
- Khi bộ phận điều khiển lái bị va đập bởi bộ va đập ở vận tốc tương đối 24,1 km/h, theo quy trình ở phụ lục E, sự giảm tốc độ va chạm không lớn hơn 80 g sau hơn 3 mi li giây. Sự giảm tốc độ phải luôn nhỏ hơn 120 g với cấp tần số kênh 600 Hz.
- Bộ phận điều khiển lái phải được thiết kế, cấu tạo và lắp ráp sao cho:
(3) Xem phụ lục C, điều C.3.1
+ Trước khi thử nghiệm va chạm được mô tả trong điều 5.2 và 5.3, không có bộ phận nào của bề mặt bộ phận điều khiển lái hướng trực tiếp đến người lái, khi có thể tiếp xúc với một quả cầu đường kính 165 mm, các cạnh gồ ghề hoặc sắc nhọn hiện diện với bán kính cong nhỏ hơn 2,5 mm.
++ Sau khi thử nghiệm va chạm mô tả trong điều 5.2. và 5.3, bộ phận của mặt bộ phận điều khiển lái hướng trực tiếp đến người lái không được có các cạnh sắc nhọn hay gồ ghề để làm tăng nguy hiểm hay thương tích nặng cho người lái. Không quan tâm đến các vết nứt, gãy bề mặt nhỏ;
++ Trong trường hợp phần nhô ra gồm có thành phần làm bằng vật liệu không cứng có độ cứng nhỏ hơn 50 shore A được gắn trên giá đỡ cứng, yêu cầu của 5.4.1.1. sẽ chỉ áp dụng đối với giá đỡ cứng.
+ Bộ phận điều khiển lái phải được thiết kế, cấu tạo và lắp ráp để không có các phần cấu thành hay các phụ tùng, bao gồm điều khiển còi và các phụ tùng lắp ráp, có khả năng gây vướng cho quần áo hay đồ trang sức của người lái khi lái bình thường.
+Trong trường hợp các bộ phận điều khiển lái không phải là bộ phận của trang bị nguyên gốc chúng cần phải thoả mãn đặc điểm kỹ thuật khi thử nghiệm theo phụ lục D, điều D.2.1.3 và phụ lục E, điều E.2.3.
+ Trong trường hợp các bộ phận điều khiển lái chung, các yêu cầu cần phải thoả mãn là:
++ Giá trị đầy đủ của góc trụ lái, nghĩa là việc thử nghiệm sẽ được tiến hành ít nhất đối với giá trị các góc trụ lái cực đại và cực tiểu đối với các loại xe xin phê duyệt lắp những bộ phận điều khiển lái này.
++ Giá trị đầy đủ của va chạm có thể xảy ra và vị trí khối vật thể liên quan với bộ phận điều khiển lái, nghĩa là việc thử nghiệm sẽ được thực hiện ít nhất đối với vị trí trung bình đối với các loại xe xin phê duyệt lắp những bộ phận điều khiển lái này. Trụ lái được sử dụng ở đây sẽ là loại tương ứng với các điều kiện xấu nhất.
+ Khi sử dụng các đầu nối (adapter) để làm cho một loại bộ phận điều khiển lái loại đơn thích hợp với một giá trị của trụ lái, và với các đầu nối này các đặc trưng hấp thụ năng lượng của hệ thống là không đổi thì tất cả các việc thử nghiệm có thể tiến hành với một loại đầu nối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?