TCVN 13268-1:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Thời gian, yếu tố và khu vực điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 13268-1:2021 có nêu rõ cách tiến hành điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như sau:
Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: Điều tra 7 ngày/lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây lương thực và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại. Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.
Yếu tố điều tra
Mỗi loại cây lương thực thuộc nhóm cây lương thực chọn yếu tố điều tra đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, chân đất, giai đoạn sinh trưởng và tập quán canh tác để điều tra.
Khu vực điều tra
- Đối với cây lúa
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 20 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
- Đối với cây ngô
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 10 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính. Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
- Đối với cây khoai lang
Vùng trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 10 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính;
Vùng không trọng điểm: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên cho các yếu tố điều tra chính.
Trong đó:
Mỗi yếu tố điều tra chọn ít nhất 10 điểm liền kề và phân bố đều trên tuyến điều tra của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.
TCVN 13268-1:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn phân cấp hại sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn TCVN 13268-1:2021 có nêu rõ cách phân cấp hại sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như sau:
B.1 Đối với bệnh hại lá, hạt, bông
Cấp 1: < 1 % diện tích lá, hạt, bông bị bệnh.
Cấp 3: Từ 1 % đến 5 % diện tích lá, hạt, bông bị bệnh.
Cấp 5: Từ > 5 % đến 25 % diện tích lá, hạt, bông bị bệnh.
Cấp 7: Từ > 25 % đến 50 % diện tích lá, hạt, bông bị bệnh.
Cấp 9: > 50 % diện tích lá, hạt, bông bị bệnh.
B.2 Đối với bệnh khô vằn
Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá bị bệnh.
Cấp 3: Từ 1/4 đến 1/2 diện tích bẹ lá bị bệnh.
Cấp 5: Từ 1/4 đến 1/2 diện tích bẹ lá, cọng lá thứ 3, 4 bị bệnh nhẹ.
Cấp 7: Từ > 1/2 đến 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên bị bệnh.
Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết.
B.3 Đối với bệnh thối thân hại lúa
Cấp 1 (nhẹ): <1/4 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp nấm màu trắng hồng nhạt, mặt ngoài của bẹ lúa xuất hiện các đốm bất dạng, nhỏ, màu đen. Các lá vẫn còn xanh, cây lúa không bị đổ.
Cấp 2 (trung bình): Từ 1/4 đến 1/2 diện tích của lóng thân bị thối, vết thối bao phủ một lớp nấm màu trắng hồng nhạt. Một vài lá bị chết, một vài dảnh hoặc khóm bị đổ ngã.
Cấp 3 (nặng): > 1/2 diện tích của lóng thân bị thối, toàn bộ các lóng thân bị bệnh, cây lúa đổ ngã và khô chết, cây lúa không trỗ bông được hoặc có bông nhưng bông bị khô và lép hoàn toàn.
B.4 Đối với bệnh vàng lùn hại lúa
Cấp 1 (nhẹ): Lá vàng nhạt, có khuynh hướng xòe ngang, lúa đẻ nhánh nhiều, rễ vẫn phát triển bình thường.
Cấp 2 (trung bình): Lá màu vàng cam, hẹp, cứng, cây thấp lùn, mọc nhiều chồi, ít rễ mới.
Cấp 3 (nặng): Lá màu vàng khô, trỗ không thoát, hạt lép nhiều hoặc không trỗ được; cả bụi lúa hoặc ruộng lúa khô lụi dần, chết.
B.5 Đối với bệnh lùn xoắn lá hại lúa
Cấp 1 (nhẹ): Lá xanh đậm, cứng hơn bình thường, có biểu hiện nhăn nhẹ, cây chưa thấp lùn.
Cấp 2 (trung bình): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, rìa lá có thể bị rách và gợn sóng, lá bắt đầu xoăn.
Cấp 3 (nặng): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, chóp lá bị biến dạng xoăn tít, mép lá xoăn nhiễu, gân lá sưng phồng; bông trỗ không thoát, hạt lép nhiều hoặc không trỗ được; cả bụi lúa hoặc ruộng lúa khô lụi dần, chết.
B.6 Đối với bệnh lùn sọc đen hại lúa
Cấp 1 (nhẹ): Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, lá màu xanh đậm hơn bình thường, cây chưa thấp lùn.
Cấp 2 (trung bình): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.
Cấp 3 (nặng): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau phiến lá và đốt thân có u sáp cồ lá xếp xít nhau; lúa trỗ nghẹn đòng, hạt bị đen lép hoặc không trỗ được.
B.7 Đối với bệnh lùn sọc đen hại ngô
Cấp 1 (nhẹ): Lá có biểu hiện nhăn nhẹ, cây chưa thấp lùn.
Cấp 2 (trung bình): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn.
Cấp 3 (nặng): Cây thấp lùn, lá xoăn màu xanh đậm, phiến lá dày và giòn, mặt sau phiến lá và đốt thân có u sáp cổ lá xếp xít nhau; bắp kém phát triển hoặc không có bắp.
B.8 Đối với bệnh lùn nhám cây ngô
Đếm toàn bộ số cây, bắp điều tra và số cây, bắp bị bệnh có trong điểm điều tra
Cấp 1 (nhẹ): Gân lá vàng và dày.
Cấp 2 (trung bình): Gân lá vàng, dày và nhăn.
Cấp 3 (nặng): Các lá non cuộn tròn lên mọc thành chùm, cây còi cọc.
B.9 Đối với bệnh khảm lùn cây ngô
Cấp 1 (nhẹ): có hiện tượng khảm ở lá non và lá bánh tẻ.
Cấp 2 (trung bình): Có triệu chứng khảm rõ ràng, lá co ngắn.
Cấp 3 (nặng): có triệu chứng khảm rõ ràng, lá co ngắn, cây thấp.
B.10 Đối với bệnh khảm lá ngô
Cấp 1 (nhẹ): Lá có đốm màu vàng.
Cấp 2 (trung bình): Lá có đốm màu vàng và có sọc trên lá cây.
Cấp 3 (nặng): Lá có đốm màu vàng, có sọc trên lá cây, cây còi cọc.
B.11 Đối với nhóm sâu hại lá
Cấp 1: < 1 % diện tích lá bị hại.
Cấp 3: Từ 1 % đến 5 % diện tích lá bị hại.
Cấp 5: Từ > 5 % đến 25 % diện tích lá bị hại.
Cấp 7: Từ > 25 % đến 50 % diện tích lá bị hại.
Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại.
B.12 Đối với nhóm chích hút (rệp, nhện nhỏ, bọ trĩ...)
Cấp 1 (nhẹ): < 1/4 diện tích hoặc số lá, thân, cờ, bắp.
Cấp 2 (trung bình): Từ 1/4 đến 1/3 diện tích hoặc số lá, thân, cờ, bắp.
Cấp 3 (nặng): > 1/3 diện tích hoặc số lá, thân, cờ, bắp.
B.13 Đối với sâu đục thân, cành
Cấp 1 (nhẹ): < 10 % số thân, cành bị hại.
Cấp 2 (trung bình): Từ 10 % đến 30 % số thân, cành bị hại.
Cấp 3 (nặng): > 30 % số thân, cành bị hại.
B.14 Đối với sinh vật gây hại gốc, rễ
Phân cấp khi điều tra phát hiện sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây:
Cấp 1 (nhẹ): < 1/4 diện tích tán cây bị héo hoặc biến vàng.
Cấp 2 (trung bình): Từ 1/4 đến 1/3 diện tích tán cây bị héo hoặc biến vàng.
Cấp 3 (nặng): > 1/3 diện tích tán cây bị héo hoặc biến vàng.
B.15 Đối với ruồi đục lá
Cấp 1 (nhẹ): <1/3 diện tích lá cây có vết hại.
Cấp 2 (trung bình): Từ 1/3 đến 1/2 diện tích lá cây có vết hại.
Cấp 3 (nặng): > 1/2 diện tích lá cây có vết hại.
Thiết bị, dụng cụ điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 13268-1:2021 có nêu rõ thiết bị, dụng cụ điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như sau:
Dụng cụ điều tra ngoài đồng
- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra, kính lúp cầm tay, thước dây, thước gỗ, túi đựng dụng cụ điều tra, lồng nuôi sâu ...
- Ống tuýp, đĩa petri, lọ thu mẫu, băng dính, dao, kéo, bút lông và hoá chất cần thiết (cồn 70°, Formol 5 % ...)..
- Bẫy chuyên dụng các loại (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy dẫn dụ ...).
- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi...
Thiết bị trong phòng
- Kính lúp soi nổi (2 thị kính, phóng đại tối thiểu 60X), kính hiển vi (từ 2 đến 3 thị kính, từ 3 đến 4 vật kính, phóng đại tối thiểu 600X), kính lúp cầm tay (tối thiểu 20X), lam, lame, đèn tuýp.
- Tủ lạnh đựng mẫu, máy đo nhiệt độ, máy đo ẩm độ, lồng nuôi côn trùng.
- Máy vi tính có kết nối mạng internet, máy in (đen trắng, khổ A4) và các chương trình phần mềm có liên quan.
- Tài liệu tham khảo; sổ ghi chép, bút bi, bút lông; máy tính bỏ túi, băng giấy dính, chất tẩy rửa ...
Bảo hộ lao động
Mũ, ủng, quần áo, găng tay, quần áo mưa, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, kính mắt bảo hộ...
Sổ theo dõi và các tài liệu khác
Sổ theo dõi
- Sổ theo dõi sinh vật gây hại và sinh vật có ích vào bẫy, bả.
- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật gây hại và sinh vật có ích định kỳ, bổ sung.
- Sổ theo dõi diện tích nhiễm sinh vật gây hại hàng tuần, hàng tháng, hàng vụ, hàng năm.
- Sổ theo dõi thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ...).
Tài liệu khác
- Cơ sở dữ liệu và phần mềm có liên quan.
- Ảnh và các mẫu vật, tiêu bản liên quan.
Lưu giữ và khai thác dữ liệu
Tất cả các dữ liệu điều tra, báo cáo phải được hệ thống, lưu giữ và khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?