TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ ra sao? - câu hỏi của chị B.Y (Huế)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, Bộ khoa học và công nghệ vừa ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng kèm theo Quyết định 3443/QĐ-BKHCN năm 2019

Theo đó, tại Mục 1, 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ phạm vi điều chỉnh và tài liệu viện dẫn như sau:

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kích thước và hình dạng của dải phân cách và lan can phòng hộ, lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên đường bộ.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi 3 năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).

TCVN 11823-13: 2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can

Cách phân loại dải phân cách theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 ra sao?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ cách phân loại dải phân cách như sau:

- Phân loại theo vị trí lắp đặt

+ Dải phân cách giữa

Dải phân cách giữa đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy.

+ Dải phân cách bên

Dải phân cách bên chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

- Phân loại theo cấu tạo

+ Dải phân cách cố định

Dải phân cách cố định lắp cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng).

Ngoài ra, dải phân cách cố định còn có các dạng sau:

++ Dải phân cách cố định có dạng bó vỉa, bên trong đổ đất trồng cây hoặc sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

++ Dải phân cách cố định có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.

+ Dải phân cách di động

Dải phân cách di động có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước hoặc các cột (trụ) bê tông kết hợp ống thép.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao? (Hình từ Internet)

Cách phân loại lan can phòng hộ theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 thế nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ cách phân loại lan can phòng hộ như sau:

Phân loại theo vị trí lắp đặt

+ Lan can phòng hộ trên cầu

Lan can phòng hộ trên cầu được bố trí dọc theo các mép kết cấu để bảo vệ cho xe và người đi bộ. Đường dành cho người đi bộ có thể tách dời khỏi đường xe chạy kề bên bởi gờ bó vỉa, lan can đường ô tô hoặc lan can dùng kết hợp. Trên các đường cấp cao nội đô tốc độ lớn, có bố trí đường người đi bộ, vùng đường người đi bộ cần được tách ra khỏi đường xe chạy kề bên bằng lan can đường ô tô hoặc lan can có công năng kết hợp. Lan can đường đầu cầu nên bố trí nơi bắt đầu của tất cả lan can cầu tốc độ cao trong vùng ngoài thành phố.

Hệ thống lan can đường đầu cầu nên bao gồm một đoạn chuyển tiếp từ hệ thống rào chắn phòng hộ tới hệ thống lan can cầu cứng có khả năng chịu lực ngang do xe mất điều khiển. Hệ thống tường hộ lan đầu cầu phải có đầu mút đủ an toàn khi va chạm. Việc tính toán thiết kế phải tuân theo các qui định trong TCVN 11823-13:2017.

+ Lan can phòng hộ hai bên đường

Lan can phòng hộ hai bên đường là loại được lắp đặt tại phần lề đường nhằm ngăn cản các phương tiện mất lái văng ra khỏi đường, hoặc đâm vào hệ thống các công trình hai bên đường. Hệ thống móng của lan can phòng hộ thường được chôn trong đất.

Phân loại theo độ cứng

+ Lan can phòng hộ cứng

Lan can phòng hộ cứng là loại công trình phòng hộ băng bê tông cốt thép hoặc kết cấu có độ cứng tương tự. Loại này được áp dụng trên các cầu, đường có tốc độ cao, đường có nhiều xe tải, xe buýt.

+ Lan can phòng hộ nửa cứng

Lan can phòng hộ nửa cứng là loại phòng hộ bằng tôn lượn sóng gồm một hoặc hai hàng được lắp đặt song song với mặt đường bằng cột thép gắn xuống đường; mép trên của tôn sóng phải cao hơn đỉnh cột.

+ Lan can phòng hộ mềm

Lan can phòng hội mềm là loại phòng hộ dạng dây cáp treo và được căng trước lên các hệ đầu cột gắn xuống đường

Lan can phòng hộ mềm có cấu tạo bao gồm hệ thống các cột đầu 1, cột trung gian 5, giá đỡ cáp 4, dây cáp 3, và chốt neo 2.

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nữ tài xế uống rượu bia điều khiển xe ôtô khiến 2 người tử vong thì phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
Pháp luật
Đi xe dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền năm 2024? Dàn hàng 3 phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Vừa lái xe đạp vừa sử dụng ô dù thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Người lái xe đạp có cần bằng lái xe hay không?
Pháp luật
Xe tập lái có gắn biển tập lái chạy ngoài đường sai luật có bị xử phạt hay không? Nếu xử phạt thì sẽ xử phạt người học lái xe hay giáo viên?
Pháp luật
Chạy xe chậm mà còn không đi bên phải có vi phạm phát luật hay không? Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có được quyền xử phạt không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Chạy xe máy bằng 1 tay có bị xử phạt hành chính hay không? Chạy xe máy bằng 1 tay phải đem đầy đủ những loại giấy tờ nào khi tham gia giao thông?
Pháp luật
Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ bị phạt có đúng không? Những yêu cầu về gương chiếu hậu đối với xe gắn máy như thế nào?
Pháp luật
Học sinh cấp 2 bao nhiêu tuổi? Học sinh cấp 2 có được đi xe máy điện theo quy định mới nhất 2024 không?
Pháp luật
Tài xế xe ôm công nghệ có được dùng điện thoại trong khi lái xe không? Mức phạt nào dành cho hành vi trên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
7,760 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào