TCVN 11985-7:2017 Yêu cầu về an toàn của máy mài cầm tay, máy cầm tay không dùng năng lượng điện như thế nào?

Tôi muốn hỏi TCVN 11985-7:2017 yêu cầu về an toàn của máy cầm tay không dùng năng lượng điện như thế nào? - câu hỏi của chị D.T (Hà Tĩnh)

Yêu cầu về an toàn cơ khí của máy mài cầm tay như thế nào?

Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11985-7:2017 có nêu rõ yêu cầu về an toàn cơ khí của máy mài cầm tay như sau:

- Các bề mặt, các cạnh và các góc

Các bộ phận tiếp cận được của các máy mài cầm tay, trừ dụng cụ lắp vào máy, không được có các cạnh sắc hoặc góc sắc, hoặc các bề mặt xù xì hay thô nhám, xem ISO 12100:2010, 6.2.2.1.

- Bề mặt đỡ và tính ổn định

Máy mài cầm tay phải được thiết kế sao cho có thể được đặt sang một bên và giữ được vị trí ổn định trên một bề mặt phẳng.

- Sự phụt ra của chất lỏng thủy lực

Các hệ thống thủy lực của máy mài cầm tay phải được che kín để bảo vệ tránh sự phụt ra thành tia của chất lỏng thủy lực có áp suất cao.

- Điều khiển tốc độ

Tốc độ danh định của máy mài cầm tay không được vượt quá trong các điều kiện được ghi nhãn trên máy. Phải có khả năng đo tốc độ quay bằng một tốc kế góc.

Cơ cấu điều khiển tốc độ của một máy mài cầm tay phải được thiết kế để ngăn ngừa việc lắp ráp không đúng. Cơ cấu điều khiển tốc độ phải được chế tạo bằng vật liệu không bị ăn mòn.

- Kết cấu của máy cầm tay

Máy mài cầm tay phải được thiết kế và cấu tạo để ngăn ngừa sự tháo lỏng hoặc mất mát các chi tiết máy trong quá trình sử dụng theo yêu cầu, bao gồm cả thao tác mạnh tay và thỉnh thoảng bị rơi có thể có hại đến chức năng an toàn của máy.

- Kẹp chặt dụng cụ mài

Máy mài cầm tay phải được thiết kế để ngăn ngừa dụng cụ mài bị tháo lỏng, ví dụ như bị vặn ra do quán tính hoặc vẫn quay khi đã đưa ra lệnh dừng.

- Trục chính

Các trục chính phải được thiết kế để định vị và kẹp chặt an toàn dụng cụ mài.

Tất cả các máy mài cầm tay phải lắp các phương tiện để giữ trục chính khi lắp hoặc tháo bánh mài. Đối với các trục chính có ren, hướng của ren trục chính phải là hướng sao cho cơ cấu kẹp, ống kẹp hoặc bánh có lỗ ren phải có xu hướng được siết chặt trong quá trình mài.

Để giảm rung, đối với các trục chính dùng cho định vị một bánh mài có lỗ trụ thì đường kính trụ phải có độ đảo lớn nhất là 0,05 mm so với đường trục chính xác của trục chính.

TCVN 11985-7:2017 Yêu cầu về an toàn của máy mài cầm tay, máy cầm tay không dùng năng lượng điện như thế nào?

TCVN 11985-7:2017 Yêu cầu về an toàn của máy mài cầm tay, máy cầm tay không dùng năng lượng điện như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn bảo dưỡng máy mài cầm tay như thế nào?

Tại tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11985-7:2017 có nêu rõ về hướng dẫn bảo dưỡng máy mài cầm tay như sau:

- Hướng dẫn về giữ an toàn cho các máy mài cầm tay bằng bảo dưỡng phòng ngừa thường xuyên;

- Thông tin về thời gian phải bảo dưỡng phòng ngừa thường xuyên, ví dụ như sau một thời gian vận hành quy định, một số chu kỳ/ vận hành quy định hoặc một số lần bảo dưỡng quy định trong một năm;

- Hướng dẫn về bố trí sao cho nhân viên không tiếp xúc với môi trường nguy hiểm;

- Danh sách các hoạt động bảo dưỡng mà người sử dụng nên thực hiện;

- Hướng dẫn về bôi trơn, nếu có yêu cầu;

- Hướng dẫn về kiểm tra tốc độ và thực hiện phép kiểm tra đơn giản cho mức rung sau mỗi bảo dưỡng.

- Hướng dẫn về kiểm tra tốc độ thường xuyên;

- Kiểm tra thường xuyên các trục chính, ren và các cơ cấu kẹp chặt về mặt mài mòn và dung sai cho định vị các dụng cụ mài;

- Điều kiện kỹ thuật của các chi tiết dự phòng được sử dụng khi các chi tiết này ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người vận hành.

Hướng dẫn bảo dưỡng cũng phải bao gồm các đề phòng cần phải có để tránh tiếp xúc với các chất nguy hiểm kết tủa (do các quá trình gia công) trên máy.

Quy định chung về bộ phận bảo vệ máy mài cầm tay như thế nào?

Tại tiểu mục 4.2.9 Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11985-7:2017 có nêu rõ về quy định chung về bộ phận bảo vệ máy mài cầm tay như sau:

Các máy mài cầm tay phải được trang bị bộ phận bảo vệ để bảo vệ chống lại

- sự tiếp xúc bất ngờ với dụng cụ mài;

- sự văng ra các mảnh của dụng cụ mài;

- các tia lửa và mảnh vụn.

Các bộ phận bảo vệ phải được sử dụng bắt buộc cho tất cả các kiểu dụng cụ mài có đường kính 50 mm và lớn hơn.

Các bộ phận bảo vệ không bắt buộc phải sử dụng, nhưng được khuyến nghị cho các côn mài, nút mài và các bánh chải dây thép có đường kính nhỏ hơn 50mm.

Các bộ phận bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các bộ phận bảo vệ phải được thiết kế sao cho, trong trường hợp dụng cụ mài bị vỡ, phải giảm được thương tích cho người vận hành và vẫn được kẹp chặt vào máy mài cầm tay.

- Các bộ phận bảo vệ phải được định vị sao cho rủi ro của sự tiếp xúc bất ngờ giữa người vận hành và dụng cụ mài trong quá trình sử dụng theo dự định được giảm tới mức tối thiểu.

- Khe hở giữa mặt bên trong của bộ phận bảo vệ và chu vi của một dụng cụ mài còn mới phải là:

+ lớn nhất là 8 mm và nhỏ nhất là 3 mm đối với đường kính danh nghĩa ≤ 125 mm

+ lớn nhất là 10 mm và nhỏ nhất là 6 mm đối với đường kính danh nghĩa > 125 mm

Các bộ phận bảo vệ phải có kết cấu sao cho có thể lắp và tháo bánh mài mà không cần phải tháo bộ phận bảo vệ bánh mài ra khỏi máy mài cầm tay. Các bộ phận bảo vệ dùng cho các kiểu bánh mài riêng phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật bổ sung trong 4.2.9.2 đến 4.2.9.8, khi thích hợp.

Chiều dày nhỏ nhất của các bộ phận bảo vệ dùng cho các dụng cụ mài có tốc độ vận hành lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 80 m/s được cho trong các Bảng 2 đến 9.

Có thể sử dụng các kiểu hoặc kết cấu (bao gồm cả vật liệu và chiều dày) của các bộ phận bảo vệ khác với các kiểu và kết cấu được nêu trong điều này nếu chúng cung cấp được cùng một cấp bảo vệ hoặc cấp bảo vệ tốt hơn và nếu chúng được thử và đáp ứng được các yêu cầu theo tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 11985-7:2017.

Máy mài cầm tay
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Máy mài cầm tay
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,579 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Máy mài cầm tay Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Máy mài cầm tay Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào