Tập sự hành nghề luật sư là gì? Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư năm 2024 bao lâu?
Tập sự hành nghề luật sư là gì?
Theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012 quy định về tập sự hành nghề Luật sư như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự.
...
Vậy có thể thấy Tập sự hành nghề luật sư là việc người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Tập sự hành nghề luật sư là gì? Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư năm 2024 bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư năm 2024 là bao lâu?
Thời gian tập sự hành nghề luật sư và gia hạn tập sự hành nghề luật sư theo Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
- Thời gian tập sự hành nghề luật sư là 12 tháng, kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đăng ký tập sự; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012 thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là 04 tháng;
Người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012 thì thời gian tập sự hành nghề luật sư là 06 tháng.
- Người tập sự được Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư khi không đạt yêu cầu tập sự theo đánh giá của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị gia hạn của người tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định gia hạn tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định gia hạn tập sự hành nghề luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, người tập sự, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn Luật sư.
- Người tập sự được gia hạn tập sự hành nghề luật sư tối đa không quá 02 lần, mỗi lần 06 tháng. Trong trường hợp gia hạn tập sự lần thứ hai mà người tập sự không đạt yêu cầu thì Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự ra quyết định rút tên người đó khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư.
Người bị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP.
Người bị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư phải đăng ký lại việc tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BTP. Thời gian tập sự hành nghề luật sư của người tập sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BTP.
- Trong quá trình gia hạn tập sự hoặc tập sự lại, người tập sự lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư và báo cáo quá trình tập sự theo quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP.
Tập sự hành nghề Luật sư gồm những nội dung gì?
Theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì nội dung tập sự hành nghề luật sư như sau:
(1) Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
(2) Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc.
(3) Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
(4) Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
(5) Kỹ năng tư vấn pháp luật.
(6) Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
(7) Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?