Tăng cường hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH tăng cường sử dụng ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Kết quả giám sát thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững như sau:

“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
d) Dự án 4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
- Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo: Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, cơ sở vật chất từ nguồn vốn đầu tư phát triển, tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất từ nguồn vốn sự nghiệp.
+ Xây dựng các chuẩn (gồm: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; định mức kinh tế - kỹ thuật; quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau tốt nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm và thí nghiệm; quy định giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển hệthống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phát triển chương trình, học liệu; phát triển chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:
. Tổng số từng chuẩn được xây dựng;
. Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹnăng nghề quốc gia.
. Kết quả thực hiện việc phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
. Kết quả thực hiện việc phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu.
. Kết quả thực hiện việc phát triển, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục nghề nghiệp.
+ Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm:
. Tổng số cuộc điều tra, khảo sát; hình thức, kết quả của điều tra, khảo sát...
. Kết quả, phương thức truyền thông, hướng nghiệp.
. Kết quả thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm....
+ Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:
Tổng số mô hình triển khai, thực hiện. Đánh giá kết quả...
+ Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp"
. Tổng số người được đào tạo so với nhu cầu (chia từng đối tượng cụ thể); . Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
- Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác;
+ Số người được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: số lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).
+ Số cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực.
+ Số lượt người lao động/gia đình người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước (ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).
- Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững
+ Ngân sách trung ương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí (trong đó: đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu.
Số máy móc, trang thiết bị được đầu tư nâng cấp phục vụ lưu trữ, xử lý, cung cấp thông tin thị trường lao động và giao dịch việc làm trực tuyến và vận hành hệ thống quản lý lao động điện tử.
Số phần mềm, ứng dụng được xây dựng phục vụ thu thập, phân tích, phổbiến thông tin thị trường lao động, dự báo thị trường lao động, quản lý lao động.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc
Số người sử dụng lao động có nhu cầu tìm lao động được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thu thập, cập nhật như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh …).
Số người có nhu cầu tìm việc được thu thập, cập nhật thông tin (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).
+ Hỗ trợ giao dịch việc làm
Số phiên giao dịch việc làm/ ngày hội việc làm đã được tổ chức thực hiện, trong đó nêu rõ số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cơ sở đào tạo tham gia và số lao động được hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).
+ Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư
Số lao động được thu thập, cập nhật thông tin trên hệ thống phần mềm quản lý lao động (ghi rõ đối tượng được thụ hưởng theo tổng số, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).
+ Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động Số cuộc khảo sát/điều tra thu thập thông tin thị trường lao động.
Số ấn phẩm phân tích/dự báo thị trường lao động được phổ biến, phát hành.
+ Hỗ trợ kết nối việc làm thành công
Số lao động được hỗ trợ kết nối việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) trong đó ghi rõ lao động thuộc đối tượng (hộ nghèo/hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; huyện nghèo; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đối tượng là nữ giới).”

Theo đó, hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bao gồm các hoạt động phát triển, xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở khu vực khó khăn, hỗ trợ, tạo việc làm cho lượng lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo.

Kết quả giám sát thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo như sau:

“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
đ) Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác.
- Số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở); số hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở (bao nhiêu hộ được hỗ trợ xây mới, bao nhiêu hộ được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở) đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.”

Như vậy, hoạt động hỗ trợ nhà ở bao gồm sửa chữa, nâng cấp nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường hỗ trợ xây mới, hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Tăng cường hỗ trợ xây mới, hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp nhà ở thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Kết quả giám sát thực hiện hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Căn cứ theo Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH quy định kết quả giám sát thực hiện hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin như sau:

“II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
1. Kết quả thực hiện các nội dung giám sát: chi tiết theo các nội dung tại khoản 5 Mục I nêu trên, trong đó cần làm rõ tình hình thực hiện, kết quả thực hiện Chương trình theo các dự án, tiểu dự án:
e) Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Tiểu dự án 1. Giảm nghèo về thông tin
+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
+ Số cán bộ thông tin và truyền thông được nâng cao năng lực.
+ Số cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới được thiết lập.
+ Số điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.
+ Số cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội được tăng cường. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cho khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để góp phần tạo đồng thuận xã hội, nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững và phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền cấp xã.
+ Số xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo được tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội.
- Tiểu dự án 2. Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
+ Ngân sách trung ương bố trí; ngân sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
+ Số cơ quan báo chí, xuất bản được hỗ trợ tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
+ Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tựcường, phát huy
nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”; biểu dương, khen thưởng đối với các địa phương (số cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo được khen thưởng).
+ Tổ chức xây dựng và thực hiện các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm, đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi, hình thức khác…)định hướng cho người dân tiếp cận, thụ hưởng Chương trình, dịch vụ xã hội cơ bản về dạy nghề, việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới.
+ Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp: (số lớp và số người tham dự).
+ Xây dựng trang tin điện tử về giảm nghèo hoặc ký hợp đồng đưa tin trên trang điện tử.
+ Tổ chức đối thoại chính sách (số cuộc đối thoại theo từng cấp, sốđối tượng hưởng lợi tham gia đối thoại theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).”

Thông tư 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 hết hiệu lực kể từ 15/7/2022.

Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 15/7/2022.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cần có tiêu chí nào?
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
585 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào