TANDTC hướng dẫn hồ sơ, cách lập văn bản yêu cầu, bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ?
Hướng dẫn về hồ sơ ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về hồ sơ ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ như sau:
"2.3. Về việc Tòa án ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ
2.3.1. Về hồ sơ ủy thác tư pháp
Hồ sơ yêu cầu ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ được lập thành 03 bộ. Mỗi bộ hồ sơ bao gồm các văn bản, giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Công văn gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu số 01 ban hành theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp lập theo Mẫu 2A ban hành theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao;
- Văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ như: Bảng câu hỏi để cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản hỏi đương sự; yêu cầu thu thập giấy tờ, tài liệu; yêu cầu xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu. Trường hợp yêu cầu Nhật Bản xác minh địa chỉ của đương sự, Tòa án thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 114/TANDTC-HTQT ngày 17/9/2021 của Tòa án nhân dân tối cao;
- Biên lai nộp 200.000 nghìn đồng lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Biên lai nộp 03 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (bản chính hoặc bản chụp) theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao."
Theo đó, hồ sơ yêu cầu ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ được lập thành 03 bộ. Mỗi bộ hồ sơ bao gồm các văn bản, giấy tờ, tài liệu bao gồm Công văn gửi Bộ tư pháp, văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp, văn bản yêu cầu thu nhập chứng cứ, biên lai nộp 200.000 nghìn đồng và biên lai nộp 03 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Hướng dẫn về cách lập văn bản yêu cầu ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về cách lập Văn bản yêu cầu ủy thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ như sau:
Về cách lập Văn bản yêu cầu ủy thác theo Mẫu 2A
Tòa án lập văn bản này theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó, khi lập văn bản, Tòa án cần lưu ý:
- Tại ô ghi tên cơ quan được ủy thác tư pháp, Tòa án ghi: “Tòa án có thẩm quyền của Nhật Bản”.
- Tại ô ghi “Công việc ủy thác tư pháp”, Tòa án đánh dấu V vào mục “Thu thập, cung cấp chứng cứ”.
- Tại ô ghi “Các biện pháp thực hiện ủy thác tư pháp”, Tòa án đánh dấu V vào mục “Theo biện pháp được nêu trong pháp luật quốc gia của nước được yêu cầu.
TANDTC hướng dẫn hồ sơ, cách lập văn bản yêu cầu, bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp cho Nhật Bản thu thập chứng cứ? (Hình từ internet)
Hướng dẫn về bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp thác cho Nhật Bản thu thập chứng cứ như sau:
Như vậy, trên đây là toàn bộ hướng dẫn về ủy thác tư pháp cho Nhật Bản bao gồm hướng dẫn về hồ sơ ủy thác, hướng dẫn về cách lập văn bản yêu cầu ủy thác, hướng dẫn về bản dịch hồ sơ ủy thác tư pháp thu thập chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?