Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất khi nào? 32 loại phế liệu nào đang bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất?
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
3. Trong trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai Danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.
Theo đó, nhằm để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại. Thì người có thẩm quyền là Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất khi nào? 32 loại phế liệu nào đang bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất? (Hình từ Internet)
Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất hiện nay quy định bao gồm các nhóm hàng hóa nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2018/TT-BCT có nội dung như sau:
Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu
1. Ban hành chi tiết Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu theo mã HS tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
Như vậy, hiện nay Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mã HS được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Xem toàn bộ Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất: Tại đây.
Lưu ý: Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:
- Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng hoá đã qua sử dụng.
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 2 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc Chương này đều được áp dụng.
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng.
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng.
- Trường hợp liệt kê chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng.
Loại phế liệu nào đang bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Ban hành Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu
1. Ban hành Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục phế liệu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
Như vậy, hiện nay Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mã HS được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 27/2019/TT-BCT.
Trong đó, một số mặt hàng thuộc danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất bao gồm:
- Thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster (bao gồm thạch cao nung hay canxi sulphat đã nung), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hay chất ức chế (mã hàng 2520);
- Xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (Mã hàng 2618);
- Xỉ, xỉ luyện kim (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (Mã hàng 2619);
- Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử (Mã hàng 3818);
- Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa) (Mã hàng 4707);
- Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế) (Mã hàng 5003);
- Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng khối (Mã hàng 7001);…
Xem toàn bộ Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất: Tại đây.
Lưu ý: Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 2 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc Chương này đều được áp dụng.
- Trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng.
- Trường hợp mã 3919, 3920, 3921, 3923.21, 3923.29 thuộc Danh mục này chỉ áp dụng đối với hàng hóa đã qua sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?