Tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm có những gì?

Tôi muốn hỏi tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm những gì? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Ngãi).

Chóng mặt là gì?

Căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 5643/QĐ-BYT năm 2015 có nêu rõ khái niệm chóng mặt như sau:

- Chóng mặt là một ảo giác hoàn toàn trái ngược về mặt vận động hoặc về tư thế của người bệnh. Từ chóng mặt dùng để chỉ tất cả những cảm giác mất thăng bằng có nguồn gốc từ cơ quan tiền đình.

- Chóng mặt có thể biểu hiện dưới dạng những cảm giác quay đảo của chính người bệnh hoặc đồ vật xung quanh hoặc cả hai. Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng. Cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc do rối loạn chức năng cơ quan tiền đình mà cảm giác quay chỉ là một biểu hiện đặc biệt của cảm giác mất thăng bằng.

Tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm có những gì?

Tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm có những gì?

Tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 5643/QĐ-BYT năm 2015 có nêu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt như sau:

Nguyên nhân chóng mặt được chia thành ba nhóm:

(1) Do bệnh lý mê đạo

- Bệnh lý thạch nhĩ

+ Chóng mặt kịch phát lành tính.

+ Thiểu sản thạch nhĩ.

- Nhiễm độc tiền đình

Do thuốc, kháng sinh aminozid. Tổn thương trực tiếp vào cơ quan tiền đình, các tế bào giác quan tiền đình có lông chuyển. Tổn thương tai trong cũng có thể gián tiếp do thuốc làm suy giảm chức năng thận.

- Rò ngoại dịch tai trong

+ Chấn thương: chủ yếu do vỡ xương đá.

+ Rò ngoại dịch tự phát thường xảy ra vào những đợt có tăng áp lực nội dịch tai trong.

+ Do sang chấn vào vùng khớp bàn đạp tiền đình như thay thế xương bàn đạp bằng một trụ dẫn quá dài.

+ Sau viêm mê nhĩ do lao, giang mai.

+ Kích thích âm thanh quá mạnh.

+ Cholesteatoma.

- Bệnh chuyển hóa

+ Thuốc lợi tiểu.

+ Bệnh rối loạn chuyển hóa toàn thể làm tăng lipid máu gây tăng xơ hóa nội mạch cung cấp máu cho tiền đình.

+ Rượu.

- Bệnh viêm tai

+ Viêm tai mạn tính: gây viêm mê nhĩ thanh dịch, viêm mê nhĩ mủ cấp, viêm mê nhĩ mạn tính.

+ Viêm tai giữa cấp tính: gây viêm mê nhĩ thanh dịch, viêm mê nhĩ hủy hoại.

+ Viêm tai thanh dịch: gây rối loạn áp lực tai giữa làm biến đổi áp lực giữa hai cửa sổ tròn và bầu dục.

+ Viêm tai giữa cholesteatoma: gây viêm mê nhĩ cấp và viêm mê nhĩ mạn tính có kèm theo rò mê nhĩ.

+ Viêm tai do lao.

+ Bệnh Wegener.

+ Sau phẫu thuật tai: có thể do rò mê nhĩ, viêm mê nhĩ, rối loạn thông khí vòi nhĩ.

- Bệnh xốp xơ

- Bệnh lỏng khớp bàn đạp - tiền đình

+ Hiện tượng Tulio: Tulio kinh điển, Tulio thạch nhĩ.

+ Hiện tượng Hennebert

+ Hội chứng tăng chuyển động xương bàn đạp.

- Hội chứng Ménière

(2) Do nguyên nhân sau mê đạo

- Viêm dây thần kinh tiền đình: nguyên nhân hiện nay người ta đều cho là do viêm ngược dòng bởi virus

- U dây VIII: khởi đầu là triệu chứng tiền đình sau đó là suy giảm thính lực từ từ kèm theo ù tai âm cao do chèn ép dây thần kinh ốc tai.

- U góc cầu tiểu não: u màng não, phình mạch, u nang..

(3) Do nguyên nhân ở trung tâm tiền đình hành não và trên hành não

Bệnh lý mạch máu não

- Thiểu năng tuần hoàn động mạch cột sống - thân nền: là nguyên nhân thường gặp của triệu chứng chóng mặt ở người trên 50 tuổi do có hiện tượng thiếu máu mê đạo hay thiếu máu vùng thân não. Các triệu chứng bao gồm: ảo giác hoặc nhìn không rõ, song thị, giảm trương lực cơ, rối loạn ngôn ngữ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện cùng với đợt chóng mặt hay riêng biệt. Nguyên nhân do xơ vữa động mạch dưới đòn hoặc cột sống thân nền.

- Hội chứng Wallenberg: do tắc động mạch đốt sống dẫn tới thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ở góc bên hành não, sau trám hành gây nên tổn thương các nhân tiền đình giữa và dưới.

Bệnh lý u não

- U tiểu não hoặc áp xe tiểu não

- U hành cầu não

- U củ não sinh tư

- U trên lều tiểu não

Bệnh thần kinh trung ương

- Bệnh xơ cứng rải rác

- Bệnh rỗng hành não

- Bệnh Tabès

- Bệnh thất điều gia truyền

Điều trị cắt cơn chóng mặt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 5643/QĐ-BYT năm 2015 có nêu rõ cách điều trị cắt cơn chóng mặt như sau:

(1) Điều trị nội khoa

Điều trị cơn chóng mặt cấp

Người bệnh được đặt trong phòng tối yên tĩnh, tránh các cử động, các kích thích tâm lý.

- Thuốc: huyết thanh ngọt ưu trương.

- Thuốc chống nôn: atropin, metoclopramid, dimenhydrinat..

- Thuốc chống chóng mặt: tanganil..

- Thuốc an thần: seduxen..

Điều trị chặn cơn chóng mặt kịch phát:

- Tránh các kích thích tâm lý, tránh di chuyển bệnh nhân, thay đổi tư thế đột ngột, nơi ồn ào nhiều ánh sáng, tránh tắm lạnh.

- Chế độ ăn: tránh ăn socola, lạp xường, xúc xích, mì chính, tránh uống rượu, cocacola, café.

- Thuốc: lợi tiểu, tanakan, duxil, cinarizin, serc, kháng histamin, steroid, an thần, aspirin…

(2) Điều trị nguyên nhân

Tùy theo nguyên nhân chóng mặt mà chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị cơn chóng mặt kịch phát lành tính: điều trị bảo tồn dùng phương pháp đổi thế nằm đưa thạch nhĩ về vị trí ban đầu hoặc phẫu thuật bít lấp ống bán khuyên sau không cho thạch nhĩ rơi vào vùng này (nếu điều trị bảo tồn không mang lại kết quả).

Điều trị nguyên nhân nhiễm độc: ngừng ngay các tác nhân gây nhiễm độc, huyết thanh ngọt ưu trương (Glucose 30%) tiêm truyền tĩnh mạch. Sử dụng thuốc steroid, lợi tiểu, thuốc phục hồi tế bào, thần kinh tiền đình (Nevramin, B1, B12 liều cao).

Rò ngoại dịch tai trong do chấn thương: phẫu thuật bít lấp đường rò.

Viêm tai trong có mủ: khoét mê nhĩ hủy diệt tiền đình kết hợp kháng sinh liều cao.

Viêm tai giữa: phẫu thuật giải quyết bệnh tích viêm kết hợp bít lấp rò ống bán khuyên.

(3) Điều trị ngoại khoa

- Phẫu thuật thần kinh sọ não: phình mạch, mảng vôi hóa thành mạch hoặc thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép động mạch đốt sống…

- Phẫu thuật thuộc phạm vi tai mũi họng: điều trị bệnh Ménière như mở túi nội dịch, cắt dây thần kinh tiền đình, phẫu thuật hủy diệt mê nhĩ..

Bệnh về tai mũi họng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu hiệu bị bệnh viêm amiđan là gì? Các nguyên nhân gây ra viêm amiđan cấp tính và mãn tính là gì?
Pháp luật
Tại sao lại có tình trạng chóng mặt? Các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt gồm có những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh về tai mũi họng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh về tai mũi họng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh về tai mũi họng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào